ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 32

Dt1Bài đã đăng báo Người Việt ngày 28/2/2016

Ông già dẫn tôi đến một chỗ nhìn giống như buôn làng, cũng có cái nhà sàn lớn và dài, trước nhà có đống củi chất cao thiệt lớn. Rất đông người nhốn nháo ở trước sân. Có một thanh niên trẻ cởi trần đang vừa nhảy tưng tưng vừa la hét đòi đốt nhà, những người khác nắm tay nắm chân, ôm giữ anh ta lại. Ông già chỉ cậu thanh niên đang la hét, nói: “Con trai tôi đó, nó bị quỷ nhập.” Lúc đó, tôi cũng cảm thấy hơi sờ sợ, không biết phải làm gì. Trên cổ tôi có đeo tràng hạt Mân Côi màu đen có hình Chúa Jesu trên Thập Giá. Tôi nghĩ: Thánh giá này cha đã làm phép rồi, mình cũng lần hạt đọc kinh nhiều rồi. Cha nói chuỗi này càng đọc nhiều kinh thì Thánh Giá càng linh nghiệm, hay là mình thử coi nó ra sao.

Tiếp tục đọc

CÁI LÝ CỦA KẺ SĨ VÀ KẺ NGỤY

TruyenTranhHoangSaThời Chiến Quốc, Tân Viên Diễn là tướng quân nước Ngụy, Lỗ Trọng Liên là người nước Tề. Lỗ tiên sinh tính khẳng khái, cao thượng, thích vì người bài phân, giải nạn, vua Tề phong tước ông không nhận.

Chư thư viết:

Nước Tần đe đánh nước Ngụy. 

Vua Ngụy sợ, sai Tân Viên Diễn sang nói với vua Triệu, ý muốn cùng tôn nước Tần lên làm đế để đỡ việc chiến tranh. 

Lỗ Trọng Liên được tin ấy, đến bảo Diễn rằng: 

– Nước Tần là nước bỏ hết cả lễ nghĩa, chỉ chăm dùng võ lực chinh chiến, như thế mà tôn làm đế, thì thực là không còn ra sao nữa. Tần sau này mà thắng thế, có làm được đế, thì Liên đây đành bước ra biển đông mà chết chứ không chịu làm dân nước Tần. 

Tiếp tục đọc

THỊT KHO TÀU BẠC LIÊU

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 26/4/2017

Quê tôi có câu ca: “Bạc Liêu là xứ quê mùa / Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”. Cá chốt là một loại cá da trơn, hình dáng gần giống cá ba sa nhưng có gai trên đầu và hai cái ngạnh bén ngót hai bên mang cá. Con cá chốt không lớn như cá ba sa, thường thì nó bằng ngón tay người lớn thôi. Cá chốt ở sông Bạc Liêu ngày xưa nhiều vô số kể, lấy cục đất chọi cái tũm xuống, cá chốt nổi đầu lên loi ngoi như nồi cơm đang sôi. Hồi tôi học lớp 12, cũng làm biếng học lắm, mà không riêng gì tôi, cả lớp đều như vậy, Ông thầy già dạy toán, một hôm đứng trước lớp nói như vầy: “Mấy người đi ngang sông cầu Quay té xuống sông, cá chốt nó còn chê mấy người nữa”. Cả lớp cười rần rần. Cá chốt dưới sông hay ăn cứt ở các cầu tõm dọc hai bờ sông. Ý ông thầy nói tụi tôi học dở hơn cứt.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 31

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 24/2/2016

Tối nào con Lan cũng kể chuTuanDat7 (2)yện hồi trước nó ở tù bên trại Chí Hòa. Nó nói:

– Lúc trước em ở bên Chí Hòa, em không khai bị tụi bên Chí Hòa nó còng tay treo lên cửa sổ. Đến khi cán bộ bên này qua làm việc nó mới thả xuống.

– Ủa, sao bọn bên Chí Hòa ngu quá vậy. Tự dưng vụ án của người khác làm, mắc mớ chi nhảy vô dùng nhục hình, có chuyện gì xảy ra thì mấy thằng Chí Hòa lãnh đủ. – Tôi nói.

Tiếp tục đọc

THƠM LỪNG NEM NƯỚNG BẠC LIÊU

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 24/2/2016

NemNuongMiền Nam không nhiều loại nem, chả cầu kỳ, phong phú như miền Bắc, đặc biệt là nem chả Hà Nội. Dân thành thị Bạc Liêu phần lớn ăn uống ảnh hưởng kiểu Tàu: “Bạc Liêu là xứ quê mùa/ Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.” Sáng sớm, ở nhà ăn sáng thì có món cháo trắng ăn với hột vịt muối, củ cải xà pấu rang sả ớt, thịt kho tiêu. Hay đồ xào, đồ kho dư hai ba thứ đổ chung, thêm muối vô kho mặn lại (kêu là xà bần) để dành ăn cháo từ ngày này sang ngày khác. Khá khá hơn một chút không ăn sáng ở nhà mà ra mua ổ bánh mì xíu mại ngoài vỉa hè.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 30

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 21/02/2016

DTLN1Cô ta nói:

– Không biết chị nghĩ thế nào, chớ tôi đọc thư đó tôi xúc động lắm. Nhất là bài thơ đó.

– Bài thơ này không phải thơ của mẹ tôi, đó là thơ Thanh Nguyên, trong sách giáo khoa phổ thông có dạy học sinh rồi, đứa học sinh nào chẳng biết. Chắc tại cô không có đi học nên không biết. – Tôi nói.

Tôi nhìn thấy rõ ràng cô ta hiểu tôi đang chửi cô ta thất học, dốt nát. Mặt cô ta sa sầm xuống, nhưng vẫn cố nén nói nhỏ nhẹ:

– Tôi chưa biết. Có lẽ hôm đó tôi nghỉ học.

Tiếp tục đọc

PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BÁO CHÍ

Ản chụp côn an TP HCM cản tr4ở người biểu tình chống TQ năm 2007. “Điểm buộc” trong bức ảnh này là tấm biển tên đường NGUYỄN THỊ MINH KHAI.
Ảnh chụp côn an TP HCM cản trở người biểu tình chống TQ năm 2007. “Điểm buộc” trong bức ảnh này là tấm biển tên đường NGUYỄN THỊ MINH KHAI (vòng tròn màu vàng). Tác giả: Tạ Phong Tần

Ảnh báo chí phải là chiếc gương không biến dạng

Tính đạo đức trong ảnh báo chí được quy định cụ thể và nghiêm ngặt, thậm chí Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa ra tới 10 điều. Trong khi ảnh báo chí của “lề phải ta” nhiều khi không tuân thủ theo nguyên tắc này do phải phục vụ mục đích tuyên truyền có lợi cho nhà cầm quyền, còn việc có đúng sự thật hay không bị đặt vào hàng thứ yếu.

Tiếp tục đọc

BÔNG SÚNG QUÊ NHÀ

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ ngày 19/2/2016

BongSung2Bông súng là loại cây thân củ mọc ngầm dưới phần đất đáy ao, đầm, phía trên là thân giả vươn lên khỏi mặt nước dài theo chiều sâu của nước, hễ nước càng sâu thì phần thân giả càng dài. Thân giả suông, tròn, chính giữa rỗng, nếu cắt ngang thân giả sẽ thấy có hình giống như cái bông nở sáu cánh và những điểm nhỏ li ti chung quanh như đầu kim may. Trên đầu thân giả mọc ra lá, bông, vươn lên khỏi mặt nước thì nó nở ra thành hình tròn như cái mâm nhỏ màu xanh biếc hoặc là cái bông dập dờn trên mặt nước.

Tiếp tục đọc