XUÂN THA HƯƠNG, XUÂN LẠI THA HƯƠNG

Bài đã đăng Báo Xuân Người Việt 2016

XuanThaHuongTha hương trên chính quê hương mình

Tôi đã trải qua 5 lần đón Xuân một mình ở Sài Gòn. Khi mà tất cả mọi người đang sum họp cùng gia đình, bạn bè nao nức đón Xuân sang, thì người khách trọ đơn độc là tôi vẫn ngồi lì bên chiếc computer, cắm mặt vào màn hình và bàn phím. Phong tục tập quán xứ mình, “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”, có ai rảnh rỗi đâu mà chơi với mình. Còn mình thì cũng không dám đến nhà ai, lỡ có chuyện gì người ta lại đổ thừa tại mình xông đất làm xui xẻo cả năm. Bản thân tôi không nói làm gì, nhưng mấy “cái đuôi” theo sau tôi gây cảm giác khó chịu, bức xúc, thúi hẻo cho gia chủ. Từ ngày bước chân lên Sài Gòn, chọn cho mình con đường làm báo tự do, đồng nghĩa với việc chấp nhận cuộc sống thoát ly. Không phải ly hương mà là thoát ly hẳn, ly hương thì còn quay về, còn thoát ly đi không biết đến bao giờ mới có ngày về. Trong một cái xã hội mà sự lừa bịp, dối trá, khủng bố đã được nâng lên thành “nghệ thuật” và “chuyên nghiệp”, thì thoát ly là cách duy nhất mà tôi có thể làm.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 23

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 27/1/2016

IMG_0340 (2)Trong cái nơi mà người dân nghĩ rằng sẽ đem lại công lý, bình đẳng cho họ thì chính tại đây, những con người đang ngày đêm “thực thi công lý” cho xã hội lại phải hứng chịu đầy dẫy bất công, uất nghẹn trong lòng không nói được.

Chuyện hạ bệ lẫn nhau để tranh giành địa vị xảy ra như cơm bữa, moi móc đời tư, moi móc công việc để hạ uy tín lẫn nhau. Từ chuyện của người ta, tôi rút ra bài học là không bao giờ hé môi chuyện riêng của mình với bất cứ ai, cảnh giác với địch không quan trọng bằng cảnh giác với đồng đội, địch chưa giết mình chết chớ đồng đội nó giết mình như chơi.

Tiếp tục đọc

ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI KHỔ QUA…

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ ngày 27/1/2016

KhoQua2Đói lòng ăn trái khổ qua/ Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười”. Có lẽ vì cái vị đắng của loại trái cây này mà người xưa kêu nó là khổ qua. Người miền Bắc gọi một cách “thuần Việt” đúng tính chất, đúng từ nhà quê là mướp đắng. Người miền Nam thích văn vẻ, nói chữ hơn, kêu là khổ qua. Khổ là đắng, qua là dưa đó. Giống như câu người ta chúc nhau ngày Tết “Khổ tận cam lai”, là đắng đến tận cùng thì ngọt đến.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 22

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 24/01/2016

Tan-Huy-3Khoảng hơn ba giờ sáng mới xong. Anh Ân gọi điện báo cáo công việc với chỉ huy. Quy trình làm việc là thế, nếu chỉ huy không có ý kiến gì khác thì đi về, nếu bảo còn thiếu cái kia, thiếu cái nọ, cần làm thêm cái gì, cái gì thì phải làm thêm, trừ phi “ở nhà” có ai đó ra thay thế mình.

Tiếp tục đọc

BÂY GIỜ CÓ CÒN NƯỚC MẮM ĐỒNG?

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 20/01/2016

Minh-hoa-bai-Ta-Phong-Tan-6Người Việt ai mà không biết thứ chất lỏng làm cho bữa ăn đậm đà, ngon miệng nổi tiếng khắp nơi, chất nước màu nâu vàng sóng sánh như mật ong rừng, vị ngọt đậm đà mùi cá và mặn tê đầu lưỡi tên gọi là nước mắm. Nhưng mấy ai biết rõ nước mắm có từ bao giờ, và để có chất nước mắm ấy phải kỳ công chắt lọc tinh túy từ con cá như thế nào.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 21

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 20/1/2016

HuyTanCó lần, lãnh đạo công an thị xã bực quá chịu hết nổi, kêu mấy thằng lính đến nhà, hai thằng xốc nách anh Nhựt hai bên tống lên xe vua chở thẳng ra trại giam, giống như là đi bắt tội phạm vậy. Anh Nhựt ở lại trại giam được mấy ngày rồi lại trốn về nhà tiếp, từ đó thiên hạ botay.com với anh Nhựt luôn. Xe vua là xe đạp gắn thêm cái thùng xe có hai bánh phía sau để chở hàng, chở người. Đây cũng là lý do vì sao những người không thân không thế một mình phải làm việc bằng hai ba người khác.

Tiếp tục đọc

CÁ KÈO KHÔNG GẶP CỐ TRI…

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ ngày 20/1/2016

CaKeoMiền Tây Nam bộ, mảnh đất rừng ngập mặn nổi tiếng “trên sông dưới cá” có nhiều loại cá ngon đặc biệt chỉ vùng đất này mới có. Cá kèo (còn có tên khác là cá bống kèo) là loại cá nước lợ sống trong các ao, mương, kinh, rạch, cửa sông ở các tỉnh giáp ranh với biển như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…

Tiếp tục đọc

NỒNG NÀN HƯƠNG VỊ MỨT GỪNG

Bài đã đăng Báo Xuân 2016 Tuần báo Trẻ

MutGungỞ quê tôi, quanh nhà hễ có dư chút đất đều trồng mấy bụi nghệ, gừng, riềng, sả. Những cây này dễ trồng, đất nào cũng mọc được, xới xới đất lên rồi cho củ xuống, lấp đất lại, chịu khó mỗi ngày sáng chiều rưới cho nó ít nước thì nó mọc lên xanh tốt, ăn quanh năm không hết. Nếu có vườn rộng đem tro trấu đổ trải ra mặt đất, để qua một mùa mưa cho xả bớt chất mặn của tro trấu đi rồi trồng mấy thứ này thì thứ này nó mọc tốt như rừng. Ngày tôi còn nhỏ ở dưới quê đám đất sau nhà cũng có trồng nghệ, gừng, riềng nhiều bao la đến mức đem cho hàng xóm chớ không bán cho ai.

Tiếp tục đọc

SỰ KHỐN NẠN CÓ HỆ THỐNG

HSTuTu-QNgNgày 16/1/2016, gia đình em Nguyễn Thanh Tâm (17 tuổi) học sinh lớp 9, trường THCS Tịnh Bắc (xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) viết đơn gửi cầu cứu gửi cơ quan chức năng vì cho rằng công an xã tự ý bắt em Tâm ngay tại lớp học dẫn đến em này uống thuốc diệt cỏ tự tử.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 20

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 17/01/2016

Tan11Tuổi trẻ tiêm nhiễm “tàn dư chế độ Mỹ – Ngụy để lại” tư tưởng “Sinh vi tướng, tử vi thần,” “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã/ Lâm nguy bất cứu mạt anh hùng,” tưởng đâu kiến thức của mình có thể đem lại công bằng cho mọi người, hóa ra không phải vậy. Mười mấy năm cống hiến, hy sinh, bỗng ngộ ra rằng mình chỉ là cái công cụ cho kẻ khác thăng quan tiến chức mà thôi.

Tiếp tục đọc