DƯA MẮM CHAY

Người miền Tây Nam bộ ghiền ăn mắm là chuyện cả thiên hạ ai cũng biết, không cần quảng cáo thêm nữa. Ghiền ăn mắm chưa đủ, người miền Tây còn quý mắm nữa, đã ăn là ăn cho kỳ hết sạch sành sanh đến cái nước mắm cũng tiếc không bỏ. Vì vậy, người ta mới nghĩ ra cách tận dụng lại cái nước mắm cá đó bằng cách lấy nước mắm nhận dưa vô ngâm, trộn thêm thính gạo rang cho thơm phức làm thành món dưa mắm.

Tiếp tục đọc

CANH KIM CHI ĐẬU HŨ Ở SÀI GÒN

Bài đã đăng Trẻ Magazine ngày 24/10/2017

Kim chi là món ăn truyền thống đặc sắc của xứ Củ Sâm chớ chẳng phải mới mẻ gì. Nó theo chân quân đội đồng minh Nam Hàn vô miền Nam Việt Nam từ thời nẳm. Chẳng qua lúc đó xe cộ đi lại khó khăn, mỗi một bước đi ra đường quốc lộ dân đều nơm nớp lo sợ ngồi xe đò “bị Việt cộng đặt mìn” nên ít ai dám đi xa. Cha mẹ tôi lâu lâu đi từ nhà lên chợ trung tâm tỉnh lỵ Bạc Liêu mua vật tư nhiếp ảnh, đồ làm tiệm uốn tóc, thường đi bằng đò chạy dưới sông cho nó “an tàng”. Dân quê ít khi có dịp lên Sài Gòn nên đám con nít nhà quê như tôi không biết kim chi là cái giống gì thôi.

Tiếp tục đọc

ỚT VIỆT: BÌNH THƯỜNG MÀ QUYẾN RŨ

Click vô hình để xem lớn hơn

Khác với hoa hồi, quế, tiêu sọ là gia vị được xếp vô hàng “sang trọng”, ớt là loại gia vị thông dụng, bình thường, rẻ tiền ở Việt Nam, thậm chí bị coi là tầm thường nữa. Ở quê tôi, người ta đi chợ thường “xin thêm trái ớt” của bà bán rau, nhưng không ai xin bột hoa hồi, tiêu sọ (khoảng lưng muỗng cà phê) hay vài miếng quế.

Lúc nhỏ tôi rất ghét ớt, món ăn nào cho ớt vô là tôi không ăn được, nhịn đói luôn. Sau năm 1975 thì tôi “bị” tập ăn ớt, ngày nào có nồi cơm trong nhà là ngày đó “hạnh phúc”. Cơm nấu xong, đâm chén muối ớt để chính giữa làm thức ăn, cả nhà ngồi xúm xít chung quanh ăn cơm rắc muối ớt. Tôi bắt buộc phải ăn cơm với muối ớt, nếu ăn với muối trắng thì còn khó nuốt hơn nữa.

Tiếp tục đọc

CƠM RANG NƯỚC MẮM

Bài đăng Trẻ Magazine (Texas, USA) December 13, 2016 (Click vô hình để xem kích thước lớn hơn 10 lần)

Khoảng thập niên 90 thế kỷ 20, làng báo Việt Nam rộ lên câu chuyện “Cô bé bán khoai đậu ba trường đại học”, ca ngợi cô bé hết lời chịu thương chịu khó, sáng ra chỉ có củ khoai luộc hay chén cơm nguội lót dạ trước khi đi học. Có người đem chuyện nói với tôi, tôi nói: “Có củ khoai, chén cơm nguội, có tiền mua đến ba bộ hồ sơ nộp, có chi phí đi thi đại học đến ba trường là giàu hơn tao rồi. Thi rớt trường này còn hy vọng đậu  trường khác. Tao ngày trước củ khoai, chén cơm nguội cũng không có mà ăn. Chỉ có tiền mua đúng một bộ hồ sơ nộp vô duy nhất một trường, đủ tiền chi phí đi thi có một trường, lọt trường đó là thôi luôn, không có cửa vô trường thứ hai, thứ ba”.

Tiếp tục đọc

TÀU CUA CHIÊN TRỨNG MUỐI

Trích:

“… Thời tôi đi học, đọc sách giáo khoa do miền Bắc viết, tôi không hiểu người dân Hà Nội xếp hàng mua những “bìa đậu” ở cửa hàng bách hóa quốc doanh là mua cái gì, món đó hình thù ra làm sao, ăn vô cảm giác ngon-dở thế nào? Phải qua một thời gian dài đọc thêm rất nhiều sách báo khác, đọc luôn cả cách người ta chế biến ra món “bìa đậu” lẫn cách nấu nướng nó để ăn, tôi mới té ngửa ra “bìa đậu” chính là tàu cua chớ không có gì lạ lẫm. Dân Sài Gòn, vốn dĩ có cả Nam kỳ “chánh hiệu con nai vàng” lẫn “Bắc kỳ 54” nên họ xài cái tên chung là “đậu hủ”….

Click vô link dưới để đọc toàn bài:

Tàu cua chiến trứng muối

TÉP CHẤY MỠ

Trích:
“… Hôm nay tôi kể cho quý độc giả cách làm món tép trấu chấy mỡ. Tôi nhấn mạnh chữ “chấy” (có dấu ^), không phải cháy (không dấu ^), còn tại sao kêu là chấy và chấy có nghĩa là gì thì tôi cũng không biết. Từ điển tiếng Việt (mới, của Hà Nội) giải thích từ “chấy” là con chí (danh từ) và là hành động “rang và nghiền nhỏ” (động từ). Nhưng tép chấy miền Nam không phải chỉ có rang, cũng không hề nghiền nhỏ cái gì hết. Từ “chấy” có vẻ như “gia truyền” từ đời này qua đời khác ở miền Tây Nam Bộ, người già nói sao thì người trẻ nói lại y như vậy….”
Click vô link dưới để đọc toàn bài:

BÁNH MÌ SÀI GÒN

Trích:

“… Bây giờ tôi không thấy ai ăn bánh mì theo các kiểu tôi vừa kể ở trên nữa. Little Sài Gòn (Nam Cali) có nhiều tiệm bán bánh mì của người Việt; cũng có tiệm lấy tên Bánh Mì Sài Gòn luôn. Tiệm nào tôi cũng cất công mua bánh mì ăn thử, nhưng than ôi, tôi chưa bao giờ được ăn một ổ bánh mì nóng giòn thơm đúng kiểu Sài Gòn. Vỏ bánh dày mà cứng, không giòn, ruột bánh không mềm xốp, nhai không dẻo ngọt. Tôi đồ rằng chủ mấy tiệm bánh mì ở đây không phải là người miền Nam chánh gốc. Nghe tên bánh mì Sài Gòn nổi tiếng nên lấy tên đặt cho tên tiệm của mình mà thôi chứ thật ra chủ tiệm chưa từng ăn bánh mì Sài Gòn; làm ra cái bánh mì không ngon, không giống bánh mì Sài Gòn chút nào, nhưng người chủ không biết mà cải tiến cách làm để bánh ngon…

Click vô link để đọc toàn bài:

Bánh mì Sài Gòn

ỚT VIỆT: BÌNH THƯỜNG MÀ QUYẾN RŨ

Trích:

“… Thiệt tình lúc đó tôi cũng tin sái cổ luôn và thèm ăn thịt rang muối ớt kiểu “Bác Hồ”, nghĩ chắc là ngon lắm vì mình có được ăn thịt heo đâu, có nước mắm chấm rau hoặc chén muối ớt vắt thêm chút nước chanh vô ăn cơm còn kiếm không ra nữa là.

Sau này tôi mới biết Trần Dân Tiên chính là “Bác Hồ” viết sách xạo xự tự ca ngợi mình. Thực tế “Bác Hồ kính yêu” ăn toàn món sang chảnh trong khi dân đói te tua. Ðầu bếp riêng của “Bác Hồ” liệt kê ra “Bác Hồ” ăn mỗi ngày nào là táo Chệt phết bơ nướng, gà giò chưng thuốc Bắc (chắc là Minh Mạng thang), uống rượu Tây tẩm bổ không hà, chớ có ăn muối ớt rang hồi nào đâu. Chớ “Bác Tần” vĩ cmn đại mà ăn như “Bác Hồ” thì “Bác Tần” sẽ ú na ú nần như cái thùng phuy, “Bác Tần” chỉ có lết thôi chớ không thể đi nổi...”

Click vô link để đọc toàn bài:

Ớt Việt bình thường mà quyến rũ

BÁNH CUỐN XƯA & NAY

Trích:

“…Thời xưa, muốn tráng bánh cuốn tại nhà rất kỳ công. Phải có cối đá xay bột, phải sắm cái nồi hấp đặc biệt để tráng bánh ướt (nắp nồi vung cao lên để giữ hơi nước đều mặt trên của bánh), phải mướn thợ đo nồi làm cái khung sắt vừa khít nồi, xong căng miếng vải mỏng vô khung, lắp khung vô miệng nồi. Khi tráng bánh múc bột tráng lên miếng vải, v.v…. Nói chung rất là lách cách, lôi thôi, phiền phức, tốn tiền sắm dụng cụ gấp mười lần tiền làm bánh…”

Click vô link để đọc toàn bài:

Bánh cuốn xưa & nay

BÌNH BÁT MIỀN TÂY

Trích:

“…

Canh có vị cay nóng của gừng, vị ngon của cá, vị bùi bùi đặc biệt của lá bình bát, thật không loại rau cải sang trọng nào sánh bằng. Ăn canh nóng với cá hoặc thịt kho tiêu trong nồi đất, cùng với cơm trắng bốc khói thì ngon không thể tả.

Ai chưa từng ăn trái bình bát, hoặc chưa được ăn canh bình bát, thì coi như chưa phải là dân cố cựu miền Tây vậy…”

Bấm vào link dưới để đọc tiếp toàn bài:

https://www.treweekly.com/2019/07/20/vuon-tre/van/huong-vi-que-nha/binh-bat-mien-tay/