MÙA VU LAN và “BÁO HIẾU”

PhongSinh
Bán chim phóng sanh ở Hà Nội

Lễ Vu Lan (Rằm Tháng Bảy âm lịch,) còn gọi là lễ Báo Hiếu, lễ Xá Tội Vong Nhân, một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Việt Nam, Trung Hoa. Lễ Vu Lan gắn liền với sự tích nhà sư Mục Kiền Liên giải thoát cho mẹ mình khỏi chịu cực hình trả nghiệp ác ở âm ty, và được ơn phước tái sanh nhờ mầu nhiệm Phật pháp của người con hiếu thảo. Theo truyền thuyết, Tháng Bảy âm lịch Diêm vương mở cửa âm ty cho các linh hồn được lên dương gian dạo chơi, nên còn được gọi là Tháng Cô Hồn, nhà nhà sửa soạn mâm lễ cúng cô hồn như một kiểu “hối lộ” chống cô hồn quấy phá. Tất cả các chùa chiền nhộn nhịp lễ cúng vong, cầu siêu, tấp nập thiện nam tín nữ tham gia cần phúc cho cha mẹ. Các chùa ở khu vực Little Sài Gòn, Nam Cali cũng không ngoại lệ. Nhiều chùa đã đăng thông báo lịch tổ chức đại lễ Vu Lan và có phát thực phẩm miễn phí. Người lớn tuổi e ngại vẫn còn dịch bệnh nên lễ Vu Lan cũng không dám tới chùa, ngược lại cũng có nhiều người nằng nặc đòi con cháu đưa tới chùa vì “Sống chết có số. Già từng tuổi này trước sau gì cũng chết thì còn gì nữa mà sợ chết.”

Tiếp tục đọc

MỘT JULY 4th BUỒN

Tính từ ngày nhà thám hiểm Christopher Columbus đặt chân tới Puerto Rico đến nay là 527 năm. Còn tính từ ngày July 4th 1776 đến nay thì mới có 244 năm. Nếu so với lục địa già và các quốc gia châu Á luôn “tự hào” có một bề dày lịch sử năm ngàn năm, bốn ngàn năm, thì nước Mỹ chẳng khác nào đứa trẻ sơ sinh đặt đứng cạnh các bô lão già cốc đế ông Bành Tổ.

Số liệu thống kê năm 2017 cho thấy người Mỹ da trắng chiếm 77.1% dân số, 13.3% người Mỹ da đen, 5.6% người Mỹ da vàng, số còn lại là tất cả các sắc dân khác trên thế giới. Người Mỹ tự hào với tên gọi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tuy là một quốc gia non trẻ, nhưng tất cả các sắc dân trên thế giới đều hướng về nước Mỹ với cái mà người ta gọi là “Giấc mơ Mỹ,” tức mơ ước được đến sống ở nước Mỹ, trở thành công dân Mỹ. Không nghe ai nói đến giấc mơ Nga, giấc mơ Tàu, giấc mơ Ấn, giấc mơ Gia Nã Đại… dù những quốc gia này cũng có lãnh thổ rộng lớn, dân số nhất nhì thế giới, bề dày lịch sử- văn hóa phải tính bằng con số ngàn trở lên.

Tiếp tục đọc

GIỮ ĐƯỢC CHỮ “TÍN” VỚI CHÍNH MÌNH

Trang 2 của bản án sơ thẩm. #ĐMCS, “nghề nghiệp Luật sư” mà dám ghi tao “trình độ văn hóa lớp 12”.

Khổng viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, nghĩa là người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không?

Khi Tạ Phong Tần ngồi trên phi cơ cùng ông David V. Muehlke (Political Officer- Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, chức vụ này tiếng Việt dịch là Tùy viên Chính trị) bay tới Mỹ; ông David V. Muehlke hỏi tôi bằng tiếng Việt: “Chị có kế hoạch gì sau khi tới Mỹ?

Trả lời: “… Tôi sẽ đi học lại, tôi mong muốn trở lại nghề cũ của tôi là viết báo và luật sư. Đồng thời, tôi cũng viết hồi ký về thời gian ở trong tù để tố cáo tội ác nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tù nhân, những phương pháp đối đầu với cai ngục cộng sản của tôi, để giúp người dân Việt Nam vững vàng đấu tranh đòi quyền con người.”

Ông lắng nghe và khuyến khích tôi rằng:

– Chị cố gắng làm đi. Viết hồi ký rất là hay. Tôi chưa thấy tù nhân chính trị nào khi qua đây có kế hoạch tốt như chị. Chúc chị sớm thành công.”

(Trích phần cuối Hồi ký ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI).

Tiếp tục đọc

TRẦU ƠI!

(Bài viết Đặc san Xuân Bính Thân 2016 cho Trẻ Magazine, hôm nay mới cho “lên sóng”)

Trích:

“...Trầu nay không còn phổ biến, mà bài ca về bà ngoại với cau trầu vẫn còn mãi, vẫn cứ hay, vẫn làm say đắm lòng người. Chiều cuối tuần ngồi một mình nghe ông hoàng đĩa nhựa Tấn Tài ca bài “Vườn cau quê ngoại”, dứt câu hết bài rồi mà còn làm cho người nghe muốn rớt xuống theo: “Ai dầu xa xứ bao lâu / Đừng quên bóng ngoại trồng trầu, ươm cau / Con cò cất cánh bay mau / Nhìn theo mà nhớ đường vào quê hương”.

Lại bất giác cao hứng ngân nga lời ca vọng cổ: “Trời mưa ướt lá trầu xanh / Ướt em em chịu, ướt anh em buồn”.

Click vô link dưới để đọc toàn bài:

Trầu ơi!

ĐỘC LẬP CỦA HOA KỲ VÀ “ĐỘC LẬP” CỦA VIỆT NAM

Trích:

“… Nhiều người Việt quốc nội viết trên mạng xã hội rằng: Nếu ngày ấy không có “thằng rửa bát” đem cái chủ nghĩa cộng sản về, thì Việt Nam vẫn là thuộc địa Pháp, có phải Việt Nam cũng giàu có, văn minh như người Hồng Kông hay không?

Lịch sử không có chữ “nếu”, không cho phép chúng ta sửa lại quá khứ, nhưng chúng ta có quyền “sửa lại” tương lai ngay bây giờ, không đùn đẩy trách nhiệm cho thế hệ sau.

Click vô link để đọc toàn bài:

Độc lập của Hoa Kỳ và “độc lập” của Việt Nam

TẠ ƠN NHỮNG CON NGƯỜI VĨ ĐẠI

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ ngày 21/11/2018

Tim Berners Lee

Thập niên 80, những đứa con thường dân như tôi đi học mỗi năm chỉ có hai bộ quần áo cũ kỹ mà đầu năm học mẹ tôi dắt ra chợ trời lựa mua lại quần áo cũ. Đó là hai cái quần vải đen lưng thun ống rộng, hai sáo sơ mi (chemise) trắng tay dài. Đem áo về, tôi sửa thành áo tay ngắn mặc cho mát, để dành hai ống tay áo đến khi áo sờn rách thì đem ra cắt lấy vải vá áo. Ai cũng tưởng học trường Luật như tôi là “ghê gớm” lắm, nghe có gì đó “oai” như là “có gang có thép”, nhưng ai đã từng đi học trong thập niên 80 thời xã nghĩa như tôi mới biết, trường Luật là trường có chi phí học thấp nhất trong tất cả các trường đại học ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc

MẠNH LỆ QUÂN: GIẤC MƠ TỰ DO CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THỜI XƯA?

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas, USA)

Có người mê tích Mạnh Lệ Quân đến nỗi sáng tác cả một bản nhạc mang tên “Mạnh Lệ Quân Thoát Hài” (chưa rõ tác giả) được dùng trong các bài ca cổ, tuồng cải lương. Bản “Mạnh Lệ Quân Thoát Hài” được phổ biến hiện nay có 20 câu, mỗi câu có 2 nhịp, và thường được gõ song lang theo nhịp chiếc, tức mỗi nhịp gõ 1 song lang.

Tôi không được may mắn xem các nghệ sĩ diễn Tái Sanh Duyên trên sân khấu lẫn trên ti vi trước năm 1975, nhưng tôi được nghe hầu hết các thế hệ nghệ sĩ lần lượt diễn đi diễn lại Tái Sanh Duyên trong băng cassette. Vở đầu tiên do nghệ sĩ Bạch Tuyết, Hùng Cường đóng chánh. Kế tiếp là nghệ sĩ Lệ Thủy, Minh Vương đóng chánh, thu cho hãng dĩa Việt Nam. Sau năm 1986, nghệ sĩ Lệ Thủy, Minh Vương diễn lại tuồng này với những vai phụ mới và tên mới là “Kỳ nữ Mạnh Lệ Quân” (có video). Rồi nghệ sĩ Phượng Mai quay video với nghệ sĩ Kim Tử Long.

Tiếp tục đọc

ĐÀO TAM XUÂN – BÀ LÀ AI?

Đào Tam Xuân.
Tranh của họa sĩ: Cao Lê Diệu Phúc

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas)

Nhân vật Đào Tam Xuân (Điều Tam Xuân) không lạ với những ai yêu thích nghệ thuật tuồng cổ. Vở “Đào Tam Xuân báo phu cừu” (còn có tên khác là “Đào Tam Xuân loạn trào”), tên tuồng mới là “Trảm Trịnh Ân” do nghệ sĩ Thanh Tòng viết lại trên cơ sở tích tuồng cũ.

Tôi đã đọc bộ sách “Lịch sử Trung Quốc 5.000 năm” của hai tác giả Hán Đạt, Tào Dư Chương (Trung Quốc) thì không hề thấy đề cập đến nhân vật Đào Tam Xuân, cũng không hề có chuyện Triệu Khuôn Dẫn (tức Tống Thái Tổ) túy tửu giết Trịnh Ân. Theo sách này, sau khi lập nên vương triều Bắc Tống, Triệu Khuôn Dẫn tập hợp các “khai quốc công thần” như Cao Hoài Đức, Trịnh Ân đến dự tiệc rượu. Trong bữa tiệc, Tống Thái Tổ tuyên bố thu hồi quyền lực các tướng và cho về “hưu non” hưởng thú điền viên hết. Tác giả sách nhận xét Tống Thái Tổ là ông vua nhân đức nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, không giết khai quốc công thần theo kiểu Hán Cao Tổ Lưu Bang vì sợ họ có uy tín lớn với dân thì sẽ cướp ngôi dòng họ mình.

Tiếp tục đọc

NGHỀ “LẠ” THỜI NHÀ SẢN – Bài 1

Bài đã đăng báo Trẻ Magazine ngày 21/8/2018

Nghề bơm bút bi

Sau 30/4/1975 thì tất cả đồ đạc quen thuộc trong nhà tôi đều lần lượt “khăn gói lên đường”, cái thì bán cho hàng xóm đổi gạo ăn, cái thì xài lâu ngày rồi cũng hết, mua lại thì không ai bán. Ông bà ta có câu: “Cái khó ló cái khôn”, cũng là nhờ “ơn đảng, ơn bác” mà dân miền Nam phát triển thêm nhiều ngành “thủ công mỹ nghệ” cực kỳ tinh xảo, lạ nhứt thế giới, nói cách khác là hổng giống ai. Tôi sẽ lần lượt kể cho quý độc giả được “thưởng thức tài nghệ” biến có (của cải) thành không và biến không (nghề “lạ”) thành có của “đảng ta”.

Tiếp tục đọc