DỰ THẢO LUẬT BÁO CHÍ SỬA ĐỔI: BÌNH MỚI RƯỢU CŨ

Tranh minh họa từ Internet
Tranh minh họa từ Internet

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các nguyên tắc thực hiện quyền tự do báo chí: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Dự thảo Luật báo chí lần này gồm 6 chương với 59 điều, trong đó có 30 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật báo chí hiện hành.

Trong phạm vi bài này, tôi chỉ bàn về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, tổ chức tư nhân mà thôi.

Cho như không cho

Điều 11, Điều 12 Dự thảo quy định về quyền tự do báo chí của công dân. Xin mọi người chớ hiểu lầm rồi mừng rơn rằng căn cứ Dự thảo này, tương lai người dân Việt Nam sẽ có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận mà lầm to, bởi câu trên còn thòng theo mấy chữ “trên báo chí” và “theo quy định của pháp luật”. Ai cũng biết rằng báo chí ở Việt Nam tuy số lượng nhiều, phong phú thể chủng loại, nhưng chỉ có một tổng biên tập, đó là Ban Tuyên giáo Trung ương, và đều do đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu cơ quan truyền thông đó. Nếu như ở Hoa Kỳ và cái nước “tư bổn giãy chết’ khác, bà bán rau muống cũng có thể đứng ra lập một tờ báo do bà ta làm chủ bút, thì ở Việt Nam tư nhân (cá nhân, tổ chức) vẫn không có quyền này.

Tiếp tục đọc

CHÁO RẮN HỔ HÀNH

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 09/11/2015

Hình min họa
Hình min họa

Miền Tây Nam Bộ từ thời khai hoang lập ấp cách đây hơn 300 năm vốn được coi là xứ “trên cơm dưới cá,” dân tình làm chơi chơi mà ăn thiệt. Loài vật sinh sôi nảy nở tự nhiên, thứ gì cũng nhiều thiệt nhiều. Phàm con gì sống lâu, sống dai quá, người ta đồn nó khôn ngoan đến mức thành tinh (yêu tinh), nên mới có câu vè: “Muỗi kêu như sáo thổi/ Đỉa lội tợ bánh canh/ Cỏ mọc cọng thành tinh/ Rắn đồng đà biết gáy.” Rắn mà biết gáy là ý nói con rắn nó lớn, nó già như thế nào rồi.

Cách đây 20 năm, tôi theo đứa em bà con chú bác về quê miệt Cà Mau chơi. Thấy nhà nó sáng sớm đã nấu nồi cơm bự tổ bố trên bếp rồi ủ tro nóng để đó. Nó lấy cái giỏ tre đeo lên lưng, bước ra cửa vừa đi vừa nói: “Chế ở nhà coi chừng nhà. Tui đi kiếm món gì về ăn cơm.” Tôi nhìn quanh thấy nhà nó đâu có món gì quý giá phải “coi chừng” đâu, trừ ba bốn con chó vàng, chó đen ngồi chồm hổm trước hàng ba. Tôi hỏi nó: “Kiếm ở đâu dị? Tao đi với.” Nó nói: “Tui đi bắt đẻn, rắn gì cũng được, bắt được con nào xào con nấy.” Ý trời, nghe nói đẻn là phát ớn, thôi không đi nữa. Quả thật, nó đi chừng 30 phút thì trở về thảy giỏ xuống đất cái ạch, trong giỏ đã có 3-4 con đẻn bự bằng cườm tay da rằn ri trắng đen nằm cuộn quấn xà nùi với nhau. Nó lôi ra nấu nước sôi làm thịt, rồi chặt khúc kho tương ăn với chuối ghém bóp giấm đường. Nó nói: “Ở đây không có đi chợ mỗi ngày đâu. Sáng nay ăn đẻn, trưa lấy mắm chua trong khạp ra ăn đến chiều. Mai tui đi nhổ mấy cần câu cắm bắt cá lóc đem về nấu canh chua.”

Tiếp tục đọc