“TẬP TƯỚC” HÀNG LOẠT CÔNG KHAI: SỰ HOẢNG LOẠN CỦA CSVN

Nguyên Xuân Anh - Con Nguyễn Văn Chi
Nguyên Xuân Anh – Con Nguyễn Văn Chi

Tháng 9 năm 2007, tôi đã viết bài “Chủ nghĩa phong kiến tập tước” đăng lên trang blog “Công Lý & Sự Thật”, có đoạn như sau:

Cụm từ “chế độ” có hai nghĩa: Thứ nhất, là hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, v.v… của xã hội. Ví dụ: Chế độ phong kiến, Chế độ người bóc lột người. Thứ hai, là toàn bộ nói chung những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Ví dụ: Chế độ ăn uống của người bệnh, chế độ khen thưởng, chế độ quản lí xí nghiệp… Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ dùng cụm từ “chế độ” theo nghĩa thứ nhất.

Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wiktionary: Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ chuyển ngữ từ chữ féodalité (hoặc féodalisme), một chữ bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng La tinh, nghĩa là “lãnh địa cha truyền con nối”.

Tiếp tục đọc