SỰ KHỐN NẠN CÓ HỆ THỐNG


HSTuTu-QNgNgày 16/1/2016, gia đình em Nguyễn Thanh Tâm (17 tuổi) học sinh lớp 9, trường THCS Tịnh Bắc (xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) viết đơn gửi cầu cứu gửi cơ quan chức năng vì cho rằng công an xã tự ý bắt em Tâm ngay tại lớp học dẫn đến em này uống thuốc diệt cỏ tự tử.

Người nhà em Tâm cho biết sáng 11-1 khi em Tâm đang học trong lớp thì ông Huỳnh Văn Chung, phó công an xã Tịnh Bắc và ông Huỳnh Ngọc Danh (công an viên xã Tịnh Bắc) đến trường nói với cô giáo cho gặp Tâm, sau đó đưa Tâm rời khỏi trường về trụ sở UBND xã Tịnh Bắc làm việc mà gia đình không biết”.

Kèm theo lời tố cáo ảnh chụp người cha đau khổ đang cầm bức thư tuyệt mệnh của đứa con giơ cao lên.

Sự việc đau lòng một lần nữa lại xảy ra khiến người đọc nhớ lại cách đây không lâu em Trần Duy Khánh (SN 2001, học sinh lớp 9 trường THCS Tân Phước Tây) bị ông Lê Tấn Đạt (30 tuổi) quyền trưởng công an xã đánh sưng đầu, phải nhập viện điều trị. Vậy mà Võ Văn Ghì, Bí thư Đảng ủy xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An còn trơ trẽn nói với báo chí rằng: “đại diện lãnh đạo của xã đã đến gặp gia đình em Trần Duy Khánh” (chớ không phải là kẻ gây ra lỗi) “để xin lỗi và bồi thường tiền thuốc nhưng cha mẹ em không nhận. Sự việc xem như giải quyết xong, còn nếu gia đình khiếu nại thì sẽ gặp để trao đổi”. Vô cảm đến thế là cùng.

Một vụ khác cũng cách đây không lâu là cháu L (SN 1998) ngụ ấp Long Hưng, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự  (Đồng Tháp) bị cho rằng ăn cắp của cô giáo mầm non 65 ngàn đồng, bé gái 15 tuổi bị công an mời lên làm việc. Khi trở về, cô bé uống thuốc sâu tự tử.

Ngày 9/8/2013, cháu Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi) ngụ tại Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng treo cổ tự tử sau khi bị công an lấy cung.

Riêng trong năm 2015 đã có hơn 20 trường hợp người trên 18 tuổi khỏe mạnh, bình thường bị bắt vào đồn công an vài ngày sau lăn ra chết.

Mẹ ruột của nạn nhân Nguyễn Thanh Tâm là bà Trương Thị Thái nói rằng:

Bắt từ 8g sáng nhưng đến 11g khi đi ngang qua cửa hàng Internet thấy con mình cùng với công an đang ở đó mới biết sự việc. Trưa hôm đó hai công an xã tự ý vào nhà tôi lục tìm tiền xem con tôi có cất giấu hay không, rồi họ đưa con tôi về xã lại”.

Cùng với đó, người nhà em Tâm cho biết trong buổi chiều, gia đình nhiều lần muốn vào gặp Tâm nhưng đều không được. Đến 19g tối cùng ngày công an mới gọi bà Thái vào ký giấy bảo lãnh đưa Tâm về nhà.

“Khi về nhà con tôi nói bị oan, không trộm tiền mà phải khai có trộm tiền để khỏi bị công an đánh”, ông Nguyễn Văn Hương cha Tâm nói.

Đến sáng 13-1, trong lúc ở nhà một mình, Tâm đã viết lá thư với nội dung:

Ba má ơi, con xin lỗi. Con chưa báo hiếu được cho ba má. Con sống không được nữa rồi. Mang nỗi oan đó vào người nhưng chẳng có gì tin con nên con xin lỗi ba má đi trước đây. Sống không bằng chết“. Sau khi viết thư, Tâm uống thuốc diệt cỏ tự vẫn.

Trong khi nạn nhân Nguyễn Thanh Tâm đã bị bệnh viện trả về nhà vì hết phương cứu chữa thì Nguyễn Thị Thu Hoanh, phó hiệu trưởng trường THCS Tịnh Bắc thản nhiên phát biểu: “sáng 11-1 có một công an viên tên Danh vào gặp cô nói “cho gặp Tâm” sau đó lên nói với cô chủ nhiệm rồi dẫn Tâm về trụ sở xã Tịnh Bắc lúc nào không biết”. Sao nói nghe hay thế nhỉ? Trường học không đơn thuần chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà còn có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe, tính mạng học sinh trong giờ học và trong phạm vi trường. Cho dù người đó chức vụ to đến cỡ nào mà muốn dẫn học sinh của mình đi khỏi trường thì cũng phải hỏi rõ dẫn đi đâu, làm gì, trong thời gian bao lâu, cha mẹ học sinh có biết hay không, rồi nhà trường mới quyết định đồng ý hay không đồng ý cho dẫn đi. Đằng này chỉ nói có một câu đơn giản “cho gặp Tâm” là vội vàng đẩy học sinh của mình vào bàn tay người khác rồi không quan tâm gì đến học trò nữa là hành vi vô trách nhiệm, vô cảm, nếu không muốn nói là vô lương tâm, không xứng tư cách làm thầy cô giáo.

Không thể cho rằng một đứa nhỏ khi nó đã có lần trộm cắp thì cứ phải suốt đời là trộm cắp. Vì vậy, không thể nói rằng trước đây Nguyễn Thanh Tâm có trộm xe đạp thì có quyền lôi đi khỏi trường học trong giờ học và có quyền quy kết em này trộm tiền ông Huỳnh Văn Mác (Chủ tịch Ủy Ban mặt trận xã Tịnh Bắc). Cho nên kiểu nói của Đại tá Nguyễn Mạnh Cường, trưởng công an huyện Sơn Tịnh cho thấy ông này không chút kiến thức gì về pháp luật.

Em Tâm có cha có mẹ hẳn hoi sao không cho cha mẹ vào dự lúc làm việc với em mà lại là “cậu”? Hành vi che giấu cha mẹ ruột nạn nhân vị thành niên cho thấy việc làm của công an xã khuất tất, mờ ám và cũng cần phải xét đến tư cách con người của cái người được gọi là “cậu” này?

Giấy mời không phải căn cứ để biện minh cho việc bắt cóc người vị thành niên trái pháp luật. Giấy mời phải được gởi đến nơi làm việc hoặc nơi ở của người được mời ít nhất trước 24 giờ đồng hồ, với người vị thành niên phải đưa cho cha mẹ người đó ký xác nhận. Bây giờ nạn nhân chết rồi, không thể đối chứng, muốn dựng ra bao nhiêu giấy mời không được.

Qua sự việc cái chết đau thương của em Nguyễn Thanh Tâm, mới lộ ra hàng loạt cái tên như: Phạm Vinh – Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh, Nguyễn Tấn Linh – Chủ tịch UBND xã Tịnh Bắc, Huỳnh Văn Mác – Chủ tịch Ủy Ban mặt trận xã Tịnh Bắc, Nguyễn Thị Thu Hoanh – Phó hiệu trưởng trường THCS Tịnh Bắc… đều là những kẻ bất lương không có tính người. Hàng loạt “người lớn đáng kính” xúm lại ức hiếp một đứa trẻ vị thành niên.

Con sâu cái kiến còn ham sống, huống hồ con người, nếu không bị dồn đến đường cùng, không ai lại đi tự tử. Thư tuyệt mệnh đã viết rõ ràng, vậy mà họ vẫn thản nhiên đổ lỗi cho nạn nhân. Hãy lật ngược lại vấn đề, nếu những kẻ có tên ở trên mà ở trong hoàn cảnh của nạn nhân, họ có dám tự tử không? Chắc chắc là không, nhưng họ lại thản nhiên coi sự ra đi của một người vì uất ức nhẹ nhàng như là đi chợ mua sắm vậy?

Sự thừa nhận tội lỗi dưới tác dụng của nắm đấm và dùi cui chẳng có giá trị gì. Hôm nay là nạn nhân Nguyễn Thanh Tâm, ngày mai sẽ là ai? Cái chết của hàng loạt người vô tội trong đồn công an không phân biệt tuổi tác thời gian qua cho thấy sự bất lương, khốn nạn không phải chỉ “ở một bộ phận” mà là có hệ thống từ trên xuống dưới.

Thống kê vừa công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cuối năm 2015 số cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20%, tức bằng 225.500 người. Trong khi đó, mỗi lần không thể chối cãi được bằng chứng làm oan người vô tội, lãnh đạo tai to mặt bự các cơ quan hành pháp lại đổ thừa cho lý do “trình độ yếu kém”. Đã biết là “trình độ yếu kém” tại sao lại bổ nhiệm vào chức vụ hành pháp? 225.500 cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp đó sao không dùng?

Chỉ có thể giải thích hiện tượng này rằng chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chủ ý sử dụng bọn côn đồ, vô học, không có tính người để đàn áp nhân dân theo kiểu “giết gà dọa khỉ”. Thương cho người dân Việt Nam nghèo khổ thấp cổ bé miệng đang chết dần chết mòn oan khuất trong tay nhà cầm quyền chủ trương côn đồ trị.

Tạ Phong Tần

Một suy nghĩ 1 thoughts on “SỰ KHỐN NẠN CÓ HỆ THỐNG

  1. NHỮNG DÒNG MÁU

    Mỗi ngày, mỗi mỗi ngày
    Máu dân tuôn, tuôn chảy
    Thẫm đỏ khắp nơi nơi :
    Chúng đánh đấm thẳng tay!

    Một ngày em nằm chết
    Mẹ cha nào hay biết
    Máu đào em thành vũng
    Chẳng kịp lời rên xiết…

    Hôm qua anh vỡ đầu
    Khuôn mặt anh đẫm máu
    Anh làm chi nên tội?
    Chúng đánh anh phủ đầu!

    Chị gẫy chân ngày nào
    Mạnh tay chúng đấm cào
    Tím bầm cả tuổi xuân
    Nát tan tành nỗi đau!

    Hôm nay mũi anh bể
    Máu anh hòa chung lệ
    Của thân tình bằng hữu
    Không còn ai ngủ mê!

    Mẹ chẳng còn yên nằm
    Máu trong tim hờn căm
    Sục sôi như lửa cháy
    Đốt thiêu loài ác tâm!
    Con Gà Què
    5-20-2015

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.