Vụ án Nguyễn Viết Dũng:
SỰ TRẢ THÙ NGƯỜI YÊU THÍCH NỀN CỘNG HÒA
Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986, trú tại xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, bị Viện Kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội truy tố theo khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự bằng Cáo trạng số 239/CT-VKS ngày 15/10/2015 của Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm, (Sau đây gọt tắt là VKS).
Ngày 14/12/2015, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm mở phiên tòa sơ thẩm tuyên xử Nguyễn Viết Dũng 15 tháng tù giam.
Ngay từ đầu, chính nội dung cáo trạng mô tả hành vi được gọi là vi phạm điều 245 BLHS của Nguyễn Viết Dũng và nội dung điều luật đã thấy không có gì ăn nhập với nhau.
Cáo trạng số 239/CT-VKS ngày 15/10/2015 của Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm (Sau đây gọt tắt là VKS) cáo buộc:
“Thông qua mạng internet, Dũng biết ngày 12/4/2015 có tụ tập đông người, tuần hành trái phép tại khu vực bồ hồ Hoàn Kiếm”, tức là việc tuần hành do rất nhiều người khác chủ trương và cùng nhau tiến hành, Nguyễn Viết Dũng chỉ là người biết được thông tin và tham gia chớ không phải là người tổ chức cuộc tuần hành, nên không thể cáo buộc Dũng vi phạm vào khoản 2 Điều 245 (vai trò tổ chức).
Cũng theo cáo trạng, nhóm của Dũng gồm: Trần Hải Hoàng Anh, Lưu Quang Pháp, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Tuấn Nghĩa (tất cả gồm 5 người), trong khi đó Cáo trạng lại nêu số người tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh là hơn 60 người, tức nhóm của Dũng chỉ chiếm 8,3% số người tuần hành, là một con số quá nhỏ so với đám đông. Mặt khác, căn cứ vào những hình ảnh, video hiện đang lưu hành trên mạng internet và báo Lao Động, báo Công Lý (của Tòa án Nhân Dân Tối Cao) thì con số người tham gia tuần hành suốt một tháng trước khi Dũng bị bắt giam còn lớn hơn rất nhiều: “Sáng ngày 29/3, hàng nghìn người dân trên địa bàn TP Hà Nội đã đổ về khu vực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh. Người dân tuần hành quanh hồ Gươm và hô vang những khẩu hiệu như “Hãy giữ lấy màu xanh cho thế hệ tương lai”, “Hãy cứu cây xanh cứu môi trường Hà Nội”, “Tôi yêu cây xanh”, “Hãy giữ môi trường xanh sạch đẹp”, “Hãy chung tay cứu lấy cây xanh”.
Theo nhân chứng Nguyễn Thúy Hạnh (nhóm No U) tham gia tuần hành ngày 26/4/2015 những kẻ gây ồn ào, huyên áo chính là lực lượng công an sắc phục lẫn thường phục, người biểu tình tuần hành ôn hòa, phản đối chặt cây xanh, bảo vệ cây xanh.
Hình ảnh lưu trữ trên internet cho thấy Nguyễn Viết Dũng và 4 người bạn cùng nhóm cầm biểu ngữ in trên giấy khổ nhỏ (không phải băng-rôn) trên tay giơ cao và đứng trên vỉa hè, hoàn toàn ko có hành vi nào gây mất trật tự hay cản trở giao thông. Cáo trạng lại cho rằng vì 5 người nhóm của Dũng đứng trên vỉa hè xung quanh bờ hồ làm cho người đi đường đứng lại nhìn gây ùn tắc giao thông là điều hết vô lý. Đứng trên vỉa hè là quyền của công dân, luật pháp không cấm người dân đứng trên vỉa hè, còn người đang lưu thông mà tự dưng dừng xe lại để xem cái gì đó thì chính người đang ở dưới lòng đường mới cản trở giao thông gây ùn tắc, đâu có liên quan gì đến người đứng bên trên. Người đứng bên trên không kêu gọi, xúi giục người dưới lòng đường đứng lại, và cũng không điều khiển được người đang lưu thông dưới lòng đường. Trách nhiệm giải tỏa đám đông ùn tắc dưới lòng đường là của CSGT, nếu không làm được, phải kỷ luật những CSGT không hoàn thành nhiệm vụ, sao lại đổ lỗi cho người đang đứng trên vỉa hè?
Mặt khác, người dân cả nước (có thể nói là cả thế giới) thông qua báo, đài trong nước đều biết thủ đô Hà Nội là trung tâm của ùn tắc giao thông, ùn tắc ở tất cả các ngã đường, càng ở gần khu trung tâm càng tắc nặng nề. Nay lại đỗ lỗi làm ùn tắc này cho Nguyễn Viết Dũng là việc hết sức khôi hài, cái lỗi mà nhà cầm quyền Thủ đô không giải quyết được hơn chục năm nay, giờ đem đổ hết lên đầu công dân Nguyễn Viết Dũng là hành vi “đổ thừa” hết sức kém cỏi, ngu xuẩn.
Cáo trạng viết tiếp:
“Dũng cùng 4 đối tượng nói trên tham gia tuần hành theo hướng Đinh Tiên Hoàng đến Hàng Khay, khi đến khu vực phố Nhà Thờ thì bị lực lượng giữ gìn an ninh trật tự bắt giữ cùng với tang vật gồm: 19 áo phong màu đen có in logo – biểu tượng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa; 04 tờ giấy A4 nền trắng có hình ba cây xanh và dòng chữ “Save tree. They will save you”; 01 dải ruy-băng màu vàng có 03 sọc đỏ (dài khoảng 1,5m rộng 10cm); một quyển sách có tiêu đề Black April; 01 bộ quần áo rằn-di và 01 điện thoại Nokia N8 đưa về trụ sở công an phường Hàng Trống giải quyết”. (Hết trích)
Những thứ tài sản, vật dụng nêu ở trên không phải là tang vật vụ án, vì nó không hề được dùng để phục vụ cho việc “gây án” của Dũng, Cơ quan điều tra phải trả lại cho đương sự, nếu không trả tức là lạm dụng quyền lực cướp tài sản công dân.
Cáo trạng cho biết:
– UBND các phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Trống và Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm cho rằng “ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân và khách du lịch”.
– Hội Cựu chiến binh phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền cho rằng “ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân và khách du lịch”, “đặc biệt đối với nhóm đối tượng tham gia tuần hành mặc đồng phục”.
– “Nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế kinh doanh dịch vụ quanh bờ hồ Hoàn Kiếm phản ánh các đối tượng tham gia tuần hành ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm làm cản trở sinh hoạt, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh”.
Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức… nêu trên phải chứng minh được hành vi của Nguyễn Viết Dũng đã gây “ảnh hưởng” như thế nào? Cụ thể “ảnh hưởng” ra làm sao? (đối với con người, sự vật, tài sản…), “ảnh hưởng” tốt hay “ảnh hưởng” xấu? Ai là bị hại? Thiệt hại như thế nào? Pháp luật không có phép dùng từ “ảnh hưởng” chung chung để kết tội người khác?
Cá nhân, tổ chức nào cho rằng mình bị thiệt hại trong kinh doanh phải có nghĩa vụ chứng minh được Nguyễn Viết Dũng đã gây thiệt hại cụ thể như thế nào? Chứng từ, hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo doanh thu trước ngày 12/4/2015 ba tháng, doanh thu trong ngày 12/4/2015 và doanh thu sau ngày 12/4/2015 ba tháng để chứng minh thiệt hại. Nếu không có cá nhân, tổ chức nào cụ thể (có họ tên cá nhân, tên đơn vị, địa chỉ, giấy phép kinh doanh) đứng ra đòi bồi thường và cũng không cung cấp được bằng chứng chứng minh có nghĩa là cả một hệ thống cơ quan pháp luật thành phố Hà Nội đã bịa đặt, dựng đứng lên cái gọi là “cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong kinh doanh” để cố tình buộc tội người vô tội.
Cuối cùng, trong phần Kết luận, cáo trạng cũng chỉ buộc tội Nguyễn Viết Dũng bằng một câu duy nhất: “Khoảng 09h ngày 12/4/2015, Nguyễn Viết Dũng đã có hành vi xúi giục nhiều người tụ tập cùng tham gia tuần hành trái phép quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm làm mất trật tự nơi công cộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, hoạt động kinh doanh, tham quan du lịch và sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân”; mà không dẫn chứng được cụ thể Dũng “xúi giục” như thế nào? (Dũng nói câu gì, hành động gì phải dẫn chứng cụ thể. Thái độ, câu trả lời của người bị xúi giục ra sao?).
Nếu không chứng minh được, có thể thấy cơ quan pháp luật Hà Nội lại cố tình bịa đặt, dựng đứng để gán ghép Nguyễn Viết Dũng vào khoản 2 Điều 254 để áp đặt mức án thật nằng nề nhằm mục đích đàn áp quyền biểu lộ chính kiến của công dân.
Chỉ riêng hành vi mặc quần áo (bất cứ loại quần áo gì) pháp luật Việt Nam không hề có văn bản nào cấm hay quy định rõ công dân Việt Nam ra đường chỉ được mặc lại quần áo thế này, thế này, mà điều gì luật không cấm thì công dân được phép làm. Cho nên đem việc Nguyễn Viết Dũng mặc quần áo kiểu này kiểu kia vào một cáo trạng buộc tội gây rối trật tự công cộng là điều hết sức vô lý và chính cơ quan pháp luật Hà Nội đang vi phạm pháp luật.
Hoặc hành vi cởi truồng thì cũng không cấu thành tội gây rối trật công cộng, tức vô tội. Ai bu lại xem hay bình phẩm, la ó gì đó, thậm chí đi theo xem cả bầy… là việc cá nhân của những người ấy, và tự đám đông ấy phải chịu trách nhiệm về hành vi riêng lẻ của từng cá nhân, không liên quan đến Dũng nếu Dũng không kêu gọi đám đông ấy hô hào, cổ võ cho mình.
Riêng về chuyện cởi truồng nơi công cộng (nếu có), ở các nước “tư bổn giãy chết” sẽ bị xứ lý hành vi “công xúc tu sĩ”, nhưng bộ luật hình sự Việt Nam chưa có tội này.
Cáo trạng lại viết rằng mặc quần áo “có biểu tượng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa” nghĩa là “tôn sùng chế độ phản động cũ, phủ nhận sự hy sinh mất mát của dân tộc trong cuộc chiến tran giành độc lập – thống nhất đất nước, phủ nhận chiến thắng lịch sử của dân tộc”. Xin thưa với các vị đại diện cơ quan pháp luật thành phố Hà Nội rằng “tôn sùng” hay “phủ nhận” là chuyện trong tư tưởng người ta, người ta không nói ra thì làm sao các vị biết? Hay các vị chính là con giun, con sán đang ở trong bụng Nguyễn Viết Dũng?
Việc cáo trạng cho rằng “Hành vi tuần hành trái phép của các đối tượng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách phát triển kinh tế – chính trị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước”. Xin hỏi các vị đại diện cơ quan pháp luật thành phố Hà Nội rằng: Khách du lịch nào phản đối (Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu)? An ninh chính trị, chính sách phát triển kinh tế – chính trị, đường lối của đảng cộng sản, chính sách nhà nước cộng sản thì có liên quan gì đến việc Nguyễn Viết Dũng đứng trên vỉa hè quanh bờ hồ Hoàn Kiếm? Đề nghị các vị đưa ra chứng cứ chứng minh?
Điều 222 Bột luật Tố tụng Hình sự quy định:
“3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.”
Theo Luật sư Võ An Đôn (người bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng): “Tòa án chỉ triệu tập duy nhất một mình bị cáo Nguyễn Viết Dũng đến tham gia phiên tòa, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nào đến dự phiên tòa để làm sang tỏ vụ án”, mà Tòa án thành phố Hà Nội lại tuyên xử Nguyễn Viết Dũng 15 tháng tù giam là hành vi vi phạm tố tụng hình sự hết sức nghiêm trọng của Tòa án thành phố Hà Nội.
Căn cứ vào tất cả những tình tiết vụ án đã xảy ra trong thực tế, căn cứ vào cáo trạng số 239/CT-VKS ngày 15/10/2015 của Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm, có thể thấy bản án 15 tháng tù giam của Nguyễn Viết Dũng là hành vi trả thù hèn mạt của chế độ cộng sản Việt Nam đối với một công dân Việt Nam chỉ vì người ấy thích nền cộng hòa mà không thích cộng sản. Vụ án này chỉ là hành động ngu xuẩn tự tát vào mặt mình của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi dùng quyền lực nhà nước để đàn áp công dân Việt Nam bất đồng chính kiến mà thôi.
Luật gia Tạ Phong Tần
Đúng là luật gia Thiệt, Cám ơn Chị rất nhiều .
ThíchĐã thích bởi 1 người
Hình như bài viết của Ms Tần còn đanh thép và rõ ràng hơn cả cái cáo trạng kia!Cám ơn Tần và kiến thức luật pháp của chị
ThíchĐã thích bởi 1 người
HKbay đọc bài này khâm phục trong lòng, cứ nói trong đầu ” Đúng là tuyệt kỹ người làm báo “.Đọc đến hết, thấy chị ký tên rõ ràng là ” Luật Gia Tạ Phong Tần ” em thật sáng mắt và vui vô cùng, em nghĩ sang Mỹ chị đã theo nghành Luật thành công. Em chúc mừng chị
ThíchThích
Có gì lạ đâu. Vì tại hạ vừa là nhà báo, vừa là luật gia.
ThíchThích