SỰ VÔ ĐẠO ĐỨC TỘT CÙNG TRONG BẢN GIÁM ĐỊNH


Vụ án cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn:

SỰ VÔ ĐẠO ĐỨC TỘT CÙNG TRONG BẢN GIÁM ĐỊNH

nan-nhan-nguyen-van-thuyKết luận giám định pháp y về thương tích số 95/TgT.15-PY ngày 12/6/2015 của Trung tâm pháp y (thuộc Sở Y tết tỉnh Long An)

Bút lục số 65 kết luận:

  1. Dấu hiệu chính qua giám định:

– Vùng mặt, má, cổ phải sẹo 08 cm x 02 cm.

– Sẹo vùng cánh tay, cẳng tay phải đau rát, giới hạn cử độnh gấp khuỷu phải.

– Ngực phải có 5 sẹo dài khoảng từ 01 cm đến 02 cm, sẹo lồi, không rát.

– Sẹo lưng khoảng 07%, bong tróc da, rát nhẹ, khô.

– Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 01 cm x 01 cm, lồi nhẹ.

2.Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là: 35% (Ba năm phần trăm)”. (Hết trích dẫn).

Thông Tư Liên Bộ số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/09/2013 của Liên Bộ Y Tế – Lao Động Thương Binh Xã Hội “Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp”, tại phần “9. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Phần mềm và Bỏng” ghi rõ:

1.2. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể: 11 – 15 (%);

1.3. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên: 16 – 20 (%);

2.2.1. Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể: 11 – 15 (%);

2.2.2. Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể: 16 – 20 (%);

2.2.3. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng từ 12% đến 17% diện tích cơ thể: 21 – 25 (%);

2.2.4. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng từ 18% đến 27% diện tích cơ thể: 26 – 30 (%);

2.2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng từ 28% đến 36% diện tích cơ thể: 31 – 35 (%);

2.2.6. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng từ 36% diện tích cơ thể trở lên: 46 – 50 (%);

Ghi chú:

 – Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng 10% (cộng lùi);

2.3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương – Khớp;

Bảng 8 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ – Xương – Khớp quy định:

2.3.1. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145°: 11 – 15 (%);

2.3.2. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90°: 26 – 30 (%);

2.3.3. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng 0° đến 45°: 31 – 35 (%);

2.3.4. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150°: 51 – 55 (%);

Điều 2 “Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể” quy định rõ:

  1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.
  2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.

Đối chiếu với Thông tư đã dẫn ở trên thì “Vùng mặt, má, cổ phải sẹo 08cm x 02cm” này kết luận giám định phải ghi chiếm bao nhiêu phần trăm so với diện tích da toàn thân thể, từ đó quy ra tỷ lệ tổn thương là bao nhiêu phần trăm so với bảng tỷ lệ thương tật. Thương tích “Sẹo vùng cánh tay, cẳng tay phải đau rát, giới hạn cử động gấp khuỷu phải” phải ghi rõ diện tích sẹo cánh tay, cẳng tay, giới hạn cử động cụ thể như thế nào, giới hạn gấp – duỗi bao nhiêu độ, nhưng ở đây Kết luận giám định không hề ghi rõ như quy định bắt buộc. Thương tích “Ngực phải có 5 sẹo dài khoảng từ 01 cm đến 02 cm, sẹo lồi, không rát”, các sẹo này tổng diện tích là bao nhiêu phần trăm so với diện tích toàn thân. Thương tích “Sẹo lưng khoảng 07%, bong tróc da, rát nhẹ, khô” thì cái sẹo này nằm ở vị trí nào trên lưng (trên, dưới, phải, trái, giữa?), thương tích này cũng không được quy ra tỷ lệ phần trăm thương tật. Thương tích “Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 01 cm x 01 cm, lồi nhẹ” này chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích thân thể, tỷ lệ thương tật là bao nhiêu Kết luận giám định cũng không ghi rõ.

Tóm lại, tất cả năm loại thương tích của ông Nguyễn Văn Thủy được liệt kê trong Kết luận giám định đều không có loại nào quy được ra tỷ lệ thương tật riêng từng vết thương theo quy định của Thông tư Liên Bộ đã nêu trên, thì không biết hai ông, bà Giám định viên Đoàn Thị Cao Nguyên và Phan Hồng Trường lấy cái gì để cộng lại mà thành ra con số “Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là: 35% (Ba năm phần trăm)”???.

Mặt khác, tổn thương ở vùng mặt, cổ mới được pháp luật công nhận là “ảnh hưởng đến thẩm mỹ”, còn vùng da lưng, bụng, chân, tay thì không coi là “ảnh hưởng thẩm mỹ”.

Theo Cáo trạng thì cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn đã cầm một ca axít tạt vào người ông Nguyễn Văn Thủy (nhấn mạnh chữ “một ca” và tạt một lần). Như vậy, chỉ với một lần tạt thì không thể cùng một lúc gây vết bỏng axít trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải người bị tạt được, hướng thương tích chỉ có thể nằm về một bên đối diện với hướng Tuấn hất axít mà thôi.

Theo những người đến dự “phiên tòa công khai” (nhưng phải ngồi ở ngoài sân) nghe “xét xử trong phòng kín” thì ông Nguyễn Văn Thủy đòi “bị cáo” phải đền bù cho ông Thủy tiền để ông đi “thẩm mỹ” lưng. Nếu một người phụ nữ mà đòi hỏi điều này nghe còn lọt lỗ tai, nhưng đây là đòi hỏi của một người đàn ông gần 50 tuổi, thì nó cho thấy tính chất “ăn vạ” của một người (quá sức) trưởng thành đối với một đứa trẻ con, của một “công bộc nhà nước” già dặn đối với một “ông chủ” chưa ráo máu đầu. Không biết ông Nguyễn Văn Thủy này bị “thiếu suy nghĩ” hay là có “ai đó” muốn ông đòi hỏi như vậy để nâng số tiền đòi bồi thường lên càng nhiều càng tốt, để cho bọn dân đen nào dám chống cự lấy đó làm một “bài học”?

Quy định pháp luật, giám định viên tư pháp về chuyên ngành Pháp y ngoài việc đã là Bác sĩ ra còn phải học qua lớp đào tạo chuyên về pháp y rồi mới được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm công nhận là Bác sĩ Pháp y. Cho nên, không thể nói là một ông Giám định viên – Phó Giám đốc Trung tâm giám định pháp y lại là người không biết cách ghi nội dung một cái bản kết luận giám định pháp y như thế nào cho đúng quy định pháp luật, lại đi ký tên chịu trách nhiệm dưới một bản kết luận sai be bét về nội dung và về chuyên môn như vậy. Nhưng thực tế rành rành bản kết luận kia lại có chữ ký của Phó Giám đốc Trung tâm, giám định viên Đoàn Thị Cao Nguyên cùng với con dấu to đùng. Theo lời Luật sư bào chữa cho bị cáo thì bản kết luận giám định đó không phải bản chính mà chỉ là bản photocopy, ông nghi ngờ đây là chứng cứ giả được đưa vào hồ sơ. Chuyện lắp ghép văn bản, lắp ghép chữ ký , con dấu vào một văn bản khác rồi photocopy lại là việc làm hết sức dễ dàng, đứa con nít tiểu học cũng làm được. Luật bắt buộc chứng cứ truy tố bị can tất cả đều phải là bản chính, nên nghi ngờ của ông Luật sư là có cơ sở.

Công dân bình thường làm giả tài liệu, giấy tờ của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội là phạm tội hình sự. Một hệ thống cơ quan tố tụng (bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đã cướp hết tài sản của dân nghèo rồi bỏ tù cả nhà đứa bé, nay làm giả chứng cứ để bỏ tù tiếp đứa bé đó, chuyện vô đạo đức tột cùng này chỉ có trong chế độ cộng sản Việt Nam.

Luật gia Tạ Phong Tần

Một suy nghĩ 7 thoughts on “SỰ VÔ ĐẠO ĐỨC TỘT CÙNG TRONG BẢN GIÁM ĐỊNH

  1. Ms Tần là người có nghề nên đã vạch rõ những điều sai trái của biên bản thương tật do người làm việc giám đinh vô đạo đức hoặc cố tình làm sai có chủ ý xấu!

    Đã thích bởi 1 người

  2. Ông Nguyễn Văn Thủy đòi “bị cáo” phải đền bù cho ông Thủy tiền để ông đi “thẩm mỹ” lưng. Nếu một người phụ nữ mà đòi hỏi điều này nghe còn lọt lỗ tai, nhưng đây là đòi hỏi của một người đàn ông gần 50 tuổi, thì nó cho thấy tính chất “ăn vạ” của một người (quá sức) trưởng thành đối với một đứa trẻ con, của một “công bộc nhà nước” già dặn đối với một “ông chủ” chưa ráo máu đầu. Không biết ông Nguyễn Văn Thủy này bị “thiếu suy nghĩ” hay là có “ai đó” muốn ông đòi hỏi như vậy để nâng số tiền đòi bồi thường lên càng nhiều càng tốt, để cho bọn dân đen nào dám chống cự lấy đó làm một “bài học”?

    Một hệ thống cơ quan tố tụng (bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đã cướp hết tài sản của dân nghèo rồi bỏ tù cả nhà đứa bé, nay làm giả chứng cứ để bỏ tù tiếp đứa bé đó, chuyện vô đạo đức tột cùng này chỉ có trong chế độ cộng sản Việt Nam.

    Luật gia Tạ Phong Tần
    *************************************
    Tôi kết hai đoạn của LG Tạ Phong Tần viết rất hay, Việt Nam cần phải có tiếng nói thể hiện nhân quyền. (Đó là quyền được làm) mà ông TBT đã hứa trước quốc hội XII. Thưa ông, nhân quyền dân chủ như thế nào là cùng..!?

    Thích

  3. Ông công an Thủy đó vô nhà dân đánh cướp cả nhà bị thương tích con bắt nhốt họ vào tù, mà không có ai kiện lại tên côn đồ đó hay sao ? Sao chỉ có người ăn hiếp được bảo vệ con người bị hiếp đáp thì bị hành hạ trừng phạt vậy?

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.