
Có câu chuyện tiếu lâm lưu truyền trong giới “giang hồ mạng” chế giễu cảnh sát như sau:
Ở ngôi làng nọ, có một ông già sống đơn độc. Ông muốn đào xới khu vườn khoai tây của mình lên nhưng ông không đủ sức để làm điều đó. Người duy nhất có thể giúp đỡ là đứa con trai của ông nhưng anh ta đang ngồi tù. Ông lão đã viết thư cho đứa con và kể về tình trạng của mình:
“Con trai thân yêu, Cha nghĩ là vườn khoai tây năm nay sẽ không trồng được. Cha cảm thấy rất tệ và không muốn phải bỏ lỡ vụ mùa, bởi vì mẹ của con lúc còn sống rất yêu thích khoảng thời gian này. Cha nhận ra mình đã quá già để có thể đào xới hết mảnh vườn này. Nếu con ở nhà thì chắc sẽ không thế này. Cha biết con sẽ làm giúp việc này cho cha nếu con không ở trong tù.
Yêu con, Cha.”
Không lâu sau, ông già nhận được thư hồi âm của người con: “Chúa ơi! Cha không được đào bới khu vườn! Con đã chôn dấu những khẩu súng ở đó!”.
4 giờ sáng hôm sau, hàng chục nhân viên FBI và cảnh sát địa phương xuất hiện và đào toàn bộ khu vườn lên nhưng lại không thấy bất kỳ khẩu súng nào.
Ông già cảm thấy rất bối rối và viết một bức thư khác hỏi đứa con xem mình phải làm gì.
Đứa con trả lời lại: “Cha hãy tiếp tục trồng khoai tây đi, … từ nơi này con chỉ có thể giúp cha đến vậy thôi”.
Câu chuyện của tử tù Lê Văn Mạnh, giới truyền thông loan tin rằng được hoãn thi hành án tử hình có những nét tương đồng với câu chuyện “Bí mật trong khu vườn” ở trên.
Báo điện tử VnExpress ngày 27/10/2015 cho biết:

“Trong bản kháng nghị giám đốc thẩm số 12 ngày 23/4/2007, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng cho rằng “cơ quan điều tra mắc nhiều thiếu sót, mâu thuẫn và chưa có cơ sở vững chắc để kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội Giết người, hiếp dâm trẻ em”.
“Theo Viện, vật chứng duy nhất là chiếc quần sooc rách được Mạnh thay ra vứt bỏ gần hiện trường khi đi mò xác Linh được xác định mất giá trị chứng cứ buộc tội với Lê Văn Mạnh. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng chưa xác định cụ thể hiện trường gây án ở đâu; nạn nhân chết do nguyên nhân trực tiếp (chết ngạt, đánh đập hay hiếp dâm)… Tình tiết ai đánh đập, ai ép cung bị cáo cũng chưa được làm rõ.”
“Mạnh cho rằng tòa án chỉ căn cứ vào bức thư anh ta nhận là thủ phạm hiếp dâm, Giết người trong khi nội dung là do bị bạn cùng buồng giam ép viết. Hơn 10 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Việt (xã Yên Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa) liên tục gõ cửa các cơ quan chức năng kêu cứu vì cho rằng con trai Lê Văn Mạnh (33 tuổi) bị kết án oan.”
Vụ án đã trải qua 6 phiên tòa xét xử và một phiên giám đốc thẩm. Là những phiên xử công khai theo luật định, tuy nhiên, người ngoài cuộc không thể tìm thấy bản án giám đốc thẩm số 874 ngày 25-11-2008 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội tại chổ nào và bản án kia đã căn cứ vào chứng cứ gì để kết tội Lê Văn Mạnh.
Là một cựu tù chính trị vừa được cứu thoát khỏi nhà tù Cộng sản Việt Nam ở Trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa, tôi khẳng định rằng lời kêu oan của Lê Văn Mạnh là có căn cứ chấp nhận.
Bởi lẽ:
1- Quý vị đã đọc câu chuyên khôi hài ở trên cũng thấy rằng khi khổng khi không đi viết thư gởi người nhà thú nhận tội “hiếp, cướp, giết” chẳng khác nào tự tròng cái án tử vào cổ mình; nếu không bị ai đó khống chế ép buộc thì chắc chắn là Lê Văn Mạnh bị điên.
2- Cá nhân tôi có hàng đống “Biên bản vi phạm nội quy trại giam” vì đánh nhau với bọn phạm nhân ở trong tù. Khi mà bọn công an trại giam không dám động đến “cọng lông chân” tôi, chúng sẽ dùng bọn tù lưu manh côn đồ, buôn bán ma túy án nặng (mong muốn lập công để được giảm án) kiếm chuyện gây sự nhục mạ, đánh nhau với mình nhằm mục đích khủng bố, uy hiếp tinh thần tù chính trị… buộc những người này phải “nhận tội” nếu muốn cuộc sống trong tù “dễ thở” hơn. “Giang hồ tứ hải” có câu rằng “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng/ Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân” và “Nhứt lý, nhì lì, ba liều”, cả ba thứ này tôi đều có đủ. May mắn trời cho tôi không phải là người “thấp bé nhẹ cân” nên sẳn sàng “chơi tới bến” cho “nai vạc móng thì chó cũng le lưỡi”, “mày cần cải tạo tốt để giảm án chớ tao thì không cần, thử coi đứa nào thiệt hại”. Tội nghiệp cho Hồ Thị Bích Khương sức khỏe yếu, trước khi tôi đến trại Thanh Hóa, hết bị công an đánh đến bị tù đánh thành thương tật đến bây giờ vẫn chưa được chữa chạy đến nơi đến chốn. Khi tôi đến trại Thanh Hóa, nghe Bích Khương và bọn tù thường phạm kể lại, tôi đã tuyên bố “Đứa nào động đến Bích Khương thì tao đánh chết mẹ đứa đó, thích thì cứ động vào, trốn luôn trong buồng giam đừng bao giờ bước ra sân chung, ra sân gặp tao là chết với tao, tao cho má mày nhìn mày không ra”. Kể từ đó về sau, đến khi Bích Khương chuyển trại Nghệ An, ở Thanh Hóa không đứa tù nào gây sự với Bích Khương nữa.
3- Trong tất cả các trại giam ở Việt Nam, trước khi đưa một người mới bị bắt vào, công an sẽ cài cắm tay chân vào trước nhằm mục đích thăm dò, khai thác, thậm chí uy hiếp “ma mới” để ép buộc nhận tội. Cái này nói theo ngôn ngữ bình dân là “lót ổ”, nói theo cách của tù trong Nam là “chạy show”, nói theo cách của tù ngoài Bắc là “làm rít”, nói theo cách của công an gọi là “đặc tình trại giam”. Chuyện này tôi sẽ viết kỹ hơn trong quyển Hồi ký báo Người Việt sắp đăng tải thời gian tới. Và tử tù Lê Văn Mạnh không phải là ngoại lệ. Tại sao công an phải làm như vậy? Xin thưa, ở các nước “tư bổn giãy chết” thu thập đủ chứng cứ mới bắt giam, ở “thiên đàng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” bắt trước rồi điều tra sau. Cho nên bằng mọi giá bị can phải có tội, nếu không thì thằng ra lệnh bắt lẫn thằng điều tra viên “tương lai sáng ngời” phải thế chổ của thằng vừa bị bắt. Cái giá phải bồi thường thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho người bị oan sai sau mười năm ngồi tù oan tuy không thấm vào đâu so với nỗi đau của người tử tù và gia đình họ, nhưng cũng là đáng kể đối với những kẻ cố tình làm oan sai người khác. Quý vị tham khảo vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang thì biết.
4- Chiếc quần soóc (vật chứng duy nhất) của Lê Văn Mạnh tại sao lại vứt gần hiện trường? Lấy gì xác định đó chính là quần của Mạnh? Tại sao quần lại rách? Mạnh bỏ quần lại đó rồi cởi truồng đi về nhà (lạ vậy)? Cứ cho là quần của Mạnh, quần bị rách (lý do nào đó chưa biết) Mạnh cởi ra bỏ thì đâu phải là phạm tội. Lấy gì chứng minh cái quần đó mang dấu vết của vụ án “hiếp, cướp, giết”?
Hôm qua, nói chuyện với một luật sư trong nước và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, tôi mới biết được những số liệu về thi hành án tử hình ở Việt Nam thuộc loại “bí mật quốc gia”, chỉ có Cục Thi hành án hình sự mới biết, và báo chí trong nước hiếm hoi lắm mới được cung cấp những con số chung chung, mơ hồ. Từ trước đến nay, chưa hề có con số thống kê, phân loại chính xác được công bố cho người dân biết.
Mạng người ở Việt Nam thật mỏng manh, bước vào cánh cửa trại giam rồi, anh oan hay không oan cuộc sống anh đều là chấm hết, những trường hợp được giải oan như ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một hạt cát trong sa mạc mà thôi!
Tạ Phong Tần
Cám ơn Tần đã dũng cảm bảo vệ bạn tù
ThíchThích
câu cuối có chút nhầm chăng? “… những trường hợp được giải oan như ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ là cát trong sa mạc mà thôi!” Tôi nghĩ từ cát nhầm, nước mới phải chứ.
ThíchThích
Cám ơn bạn. Nhưng mà không nhầm, một hạt cát (Chấn) trong sa mạc chẳng là cái gì so với hàng đống cát khác vẫn đang chờ được minh oan.
ThíchThích
ko nhầm đâu bạn.ý người viết nói là có rất nhiều người bị oan và dc ví như cả 1 sa mạc.còn ông Chấn chỉ là 1 hạt cát tring sa mạc đó thôi
ThíchThích
Khâm phục cô Tần quá .mong cô thời gian tới sẽ có thời gian hơn để viết hồi ký về những ngày ở trong lao tù của chế độ độc tài đảng cs vn .
ThíchThích
cảm ơn chị. Chị quá dũng cảm và gan dạ. Thật khâm phục.
ThíchThích