
TẠ PHONG TẦN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA ỦY BAN BẢO VỆ CÁC NHÀ BÁO (CPJ) CÓ TRỤ SỞ TẠI NEW YORK – HOA KỲ
Ông Bob Dietz – Phối Hợp Viên Chương Trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ các Nhà Báo (CPJ) – người đặt câu hỏi phỏng vấn Tạ Phong Tần
Dưới đây là nội dung phần hỏi đáp:
1.) Your early release from prison was predicated on leaving Vietnam for a life in exile in the United States. How difficult a decision was that for you?
Việc chị được trả tự do là dựa vào điều kiện chị phải rời khỏi Việt Nam và sống lưu vong ở Mỹ. Quyết định đó đã khó khăn với chị như thế nào?
– Không khó khăn mà rất dễ dàng bởi tôi không có lựa chọn nào khác. Một là tôi ở Việt Nam và ngồi tù thêm 6 năm nữa, cộng với 5 năm quản chế sau khi ra tù; Hai là tôi sang Mỹ. Nếu bạn ở địa vị tôi bạn cũng nhanh chóng quyết định chọn giống như tôi thôi. Tôi tin chắc rằng bạn cũng không muốn phí phạm thời gian quý báu của mình để ở trong tù. Bị bắt vào tù vì làm báo tự do, nay có điều kiện sang một đất nước tự do để làm báo tự do, sao lại phải từ chối?
2.) What role did the U.S. government play in negotiating and facilitating your release into exile?
Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò gì trong việc thương lượng và tạo điều kiện cho chị được trả tự do và ra nước ngoài?
– Việc này tôi không biết cụ thể chi tiết, các bạn phải hỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Theo tôi nhận xét thì ngoài các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, các vị dân biểu Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Chính phủ Hoa Kỳ đóng vai trò chính và quyết định trong việc đàm phán với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, và Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho tôi được định cư ở Hoa Kỳ.
3.) Do you feel that the U.S. pushed hard enough for your unconditional freedom, i.e. early release that would have allowed you to remain in Vietnam near your family and resume your work as a journalist?
Chị có cảm thấy rằng Mỹ đã thúc đẩy Việt Nam đủ mạnh mẽ để chị được trả tự do không điều kiện, tức là trả tự do sớm nhưng được ở lại Việt Nam để có thể sống gần gia đình và tiếp tục hoạt động như một nhà báo?
– Ông Tom Malinowski – Trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với tôi: “Chúng tôi biết rằng trong cùng một vụ án mà một người đã ra ngoài, một người còn ở lại là điều rất không công bằng. Sở dĩ thời gian kéo dài như vậy là vì trường hợp của chị đàm phán gặp nhiều khó khăn. Phía Việt Nam nói rằng chị là người rất nguy hiểm đối với chế độ. …Chúng tôi không muốn cứ vài năm lại phải đi đòi người”. Và ông còn cho biết nhiều điều khác nữa, tôi tin tưởng vào đối sách, chiến lược của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tin vào sự nhiệt tình đấu tranh vì quyền con người của Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở khắp thế giới, không riêng gì ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng những điều này hãy để cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tự công bố trong thời gian tới.
4.) Explain how you are adjusting to life in the U.S and your future plans. Do you think you’ll be able to continue blogging and reporting from exile?
Chị đang thích nghi với cuộc sống ở Mỹ như thế nào, và dự định tương lai của chị là gì? Chị có nghĩ rằng chị có thể tiếp tục viết blog và viết báo dù sống tha hương?
– Làm báo ở Mỹ khác với làm báo ở Việt Nam. Tôi đang từng bước thích nghi với cuộc sống mới, thay đổi những thói quen nghề nghiệp cũ cho phù hợp. Với tôi, hạnh phúc là được làm công việc mình yêu thích, và có thể sống được với niềm đam mê ấy bằng nguồn thu nhập chính đáng từ công việc ấy. Hiện tại, tôi đã bắt tay vào cộng tác với những tờ báo tiếng Việt ở Mỹ mà tôi đã từng cộng tác khi còn ở Việt Nam và đang viết phần đầu quyển Hồi ký tựa đề “Đứng Thẳng Làm Người (1.474 ngày trong nhà tù cộng sản Việt Nam)”. Sự có mặt của tôi ngày hôm nay ở Hoa Kỳ là công sức của rất nhiều người đấu tranh cho tôi có được quyền tự do cầm bút, tại sao tôi lại phải “nghĩ rằng” để mất thời gian phân vân, đắn do về việc có tiếp tục viết hay không viết?
5.) You’ve mentioned plans to re-launch the Free Journalists Club of Vietnam citizen journalist collective you co-founded with fellow former political prisoners Nguyen Van Hai (Dieu Cay) and Phanh Tan Hai. What form and editorial direction would that likely take?
Chị có nhắc đến dự định tái phục hoạt câu lạc bộ nhà báo tự do Việt Nam, một tập thể nhà báo công dân chị đồng sáng lập cùng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phan Thanh Hải. Hình thức hoạt động và định hướng biên tập của tổ chức đó được dự định như thế nào?
– Từ hôm tôi sang Mỹ đến nay mới có một tháng tám ngày. Ngoài việc phải làm các công việc cần thiết để sớm hội nhập với xã hội mới, tôi vẫn là một nhà báo tự do độc lập, với tư cách cá nhân. Tôi chưa từng tuyên bố với bất cứ ai là tôi sẽ “tái phục hoạt động câu lạc bộ nhà báo tự do Việt Nam”. Cũng chưa có ai trao đổi, bàn bạc gì với tôi về “hình thức hoạt động và định hướng biên tập của tổ chức” như thế nào. Tất cả những bài viết đăng trên trang blog Sự Thật và Công Lý của tôi hiện nay và những bài đăng báo khác trong thời gian tới đều với tư cách Tạ Phong Tần – Nhà báo tự do Công giáo.
6.) As an independent blogger, you often spotlighted abuses in Vietnam’s police and justice system. Do you think your mistreatment in prison was in retaliation for your expose reporting?
Là một blogger độc lập, chị thường đưa ra ánh sáng những lạm dụng trong hệ thống an ninh và tòa án ở Việt Nam. Chị có nghĩ rằng việc chị bị đối xử tệ trong tù là để trả thù cho những bản tin phơi bày những lạm dụng đó?
– Dùng thủ đoạn hèn hạ, bẩn thỉu để trà thù là bản chất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ngay cả thân nhân của tôi và thân nhân những người tù chính trị khác cũng bị họ trả thù. Việc này thực tế đã chứng minh rõ ràng, không có gì phải suy đi nghĩ lại cả.
7.) You staged several hunger strikes while in detention. What motivated your protests and how did prison authorities respond?
Chị tổ chức vài cuộc đình công tuyệt thực trong tù. Điều gì đã thúc đẩy chị phản kháng và chức trách trại giam đã trả lời như thế nào?
– Tôi không tổ chức đình công, ở trong tù tôi không lao động cải tạo gì hết. Những tù thường phạm khác họ muốn cải tạo để được giảm án là quyền của họ, tôi không cản trở ý định muốn ra tù sớm của họ. Tôi và vài chị em tù chính trị khác chỉ tổ chức tuyệt thực để đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của mình mà thôi. Nếu chính quyền lợi của tôi mà tôi không đủ can đảm đấu tranh, không đủ can đảm bảo vệ, thì sau này ai sẽ tin tưởng tôi có thể bảo vệ quyền lợi cho người dân thấp cổ bé miệng được? Về phía lãnh đạo trại giam họ không trả lời trả vốn gì hết, mà họ ngấm ngầm cho cán bộ cấp dưới đáp ứng đòi hỏi thôi.
8.) Vietnam signed onto the United Nations Convention against Torture, and other Cruel, Inhuman and Degrading Treatment in November 2013. Judging from your personal experience in prison, do you think Hanoi is living up to that legal obligation?
Việt Nam đã ký kết Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người vào tháng 11/2013. Phán xét từ kinh nghiệm cá nhân của chị trong tù, chị có nghĩ rằng Hà Nội đang thi hành nghĩa vụ pháp lý đó?
– Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ tự nguyện thi hành những điều kiện về nhân quyền, về tự do báo chí, tự do ngôn luận, chống tra tấn, v.v… mà họ đã tham gia ký kết, họ luôn tìm mọi cách để luồn lách, lẫn tránh thi hành. Chỉ khi nào bị “dồn đến chân tường” thì họ mới thực thi tí chút rồi rêu rao lên rằng quốc tế nhận xét họ “có tiến bộ”, nghe quá khôi hài. Tôi ví dụ: Có một trăm bậc thang, mọi người ai cũng leo lên đến nấc thứ chín mươi hoặc hơn nữa, cộng sản Việt Nam vẫn cứ đứng dưới đất, khi bị mọi người giục quá thì họ bước lên vài bước rồi thôi. Nếu so với chính họ thì đúng là “có tiến bộ” thật, nhưng so với người khác thì họ vẫn ở cách xa dưới chân người ta.
9.) As a recipient of the U.S. State Department’s Women of Courage award, what is your moral message to U.S. policymakers as they move to deepen engagement with Vietnam through trade pacts and military exchanges?
Là người nhận giải thưởng Phụ nữ can đảm của BNG Hoa Kỳ, thông điệp đạo đức của chị tới giới làm chính sách Hoa Kỳ là gì, khi mà họ đang nhằm tới mối quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam qua các hiệp ước thương mại và trao đổi quân sự?
– Khi ông Tom Malinowski hỏi tôi có ý kiến đề xuất gì với Bộ Ngoại giao về Việt Nam trong thời gian tới. Tôi đã đề xuất năm ý như sau: Thứ nhất, Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị đang bị giam cầm tại Việt Nam; Thứ hai, Việt Nam phải sửa đổi Bộ Luật Hình sự, bãi bỏ các điều luật 79, 88, 258 là những điều luật vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam dùng để đàn áp, chà đạp nhân quyền ở Việt Nam; Thứ 3, quan tâm đến thân nhân của tù chính trị, vì nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp cả thân nhân tù chính trị nhằm mục đích khủng bố tinh thần tù nhân, buộc họ phải khuất phục nếu không muốn người nhà bị nhà nước trả thù; Thứ tư, quan tâm đến tình trạng đời sống của tù nhân, không phải chỉ riêng tù chính trị, mà là tất cả tù nhân thường phạm khác đang ở trong tất cả các nhà tù ở Việt Nam, điều kiện sống của họ rất tồi tệ và giống như súc vật biết nói; Thứ năm, quan tâm đến trường hợp tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn, án tù 8 năm, cô này sức khỏe yếu, đang bị kỷ luật biệt giam vì phản đối công an trại giam, đã từng ở cùng trại 5 Thanh Hóa với tôi và đã tỏ ra rất kiên cường. Đối với TPP, Việt Nam được hưởng rất nhiều quyền lợi, tôi đề nghị với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nếu nhà cầm quyền Việt Nam muốn có được những điều tốt đẹp từ TPP, thì trước tiên họ phải làm điều tốt đẹp với người dân Việt Nam, đó là tôn trọng và đảm bảo nhân quyền. Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn “nói một đàng, làm một nẻo”, không đáng tin cậy”.
10.) What media-related reforms do you think the U.S. should demand of Vietnam to allow it entrance to the Trans-Pacific Partnership trade pact? Are you hopeful these negotiations and warming U.S.-Vietnam ties will result in greater allowances for free and independent journalism in Vietnam?
Theo chị những cải cách liên quan tới truyền thông nào Mỹ cần đòi hỏi Việt Nam thực hiện để gia nhập hiệp định thương mại TPP? Chị có hi vọng rằng những đàm phán đó và mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Mỹ và Việt Nam sẽ mở đường cho báo chí tự do và độc lập ở Việt Nam?
– Trước tiên nước Mỹ cần đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam sửa đổi pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế. Hiệp định thương mại TPP chủ yếu nhấn mạnh về vấn đề kinh tế và quyền lợi của người lao động. Làm báo cũng là một nghề lao động như bất cứ một nghề lao động nào khác. Nếu người lao động Việt Nam có được quyền lợi gì từ TPP, thì những người làm báo như chúng tôi cũng phải có đầy đủ quyền lợi đó.
Tạ Phong Tần