ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG – VỤ ÁN DŨNG PHI HỔ SẮP RA TÒA

Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ)
Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ)

Mở hàng cho chuyên mục mới này là bình luận các yếu tố cấu thành tội phạm của tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam. Bài viết này gởi đến gia đình bị can Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) – thanh niên mặc quân phục lính VNCH đang bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam và sắp sửa bị xét xử theo Điều 245 nói trên.

Sau khi tại hạ đã ngồi cong lưng viết cả buổi sáng được một nửa nội dung rồi mới nhớ ra là bài phân tích đặc điểm pháp lý của tội Gây rối TTCC tại hạ đã viết rồi hồi tháng 8 năm 2008.

Xin quý vị xem lại bài cũ ở đây.

Tại hạ chỉ nhanh chóng kết lựng một câu thôi:

Chỉ riêng hành vi mặc quần áo (bất cứ loại gì) hoặc cởi truồng (nếu có) thì không cấu thành tội gây rối trật công cộng, tức vô tội. Ai bu lại xem hay bình phẩm, la ó gì đó, thậm chí đi theo xem cả bầy… là việc cá nhân của những người ấy, và tự đám đông ấy phải chịu trách nhiệm về hành vi riêng lẻ của từng cá nhân, không liên quan đến Dũng nếu Dũng không kêu gọi đám đông ấy hô hào, cổ võ cho mình.

Riêng về chuyện cởi truồng nơi công cộng (nếu có), ở các nước “tư bổn giãy chết” sẽ bị xứ lý hành vi “công xúc tu sĩ”, nhưng bộ luật hình sự Việt Nam chưa có tội này.

Nói riêng với cháu Dũng và gia đình rằng: Lẽ đời “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân”. Thôi cứ tạm goi thời gian ở trong tù là “kỳ quyển” vậy, Hãy kiên nhẫn, kiên cường, kiên định chờ gió Đông nổi lên thôi. “Đông phong bất dữ Chu lang tiện/ Đồng tước xuân thâm tỏa nhị Kiều”.

Luật gia Tạ Phong Tần

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CỦA NBTD TẠ PHONG TẦN

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CHXHCN VN” NGÀY 24/9/2012 đối với Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần (Sự Thật & Công Lý), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn).

Lời bạt:

Kẻ chuyên bịt mồm bị cáo
Kẻ chuyên bịt mồm bị cáo

Luận cứ bào chữa này được Tạ Phong Tần soạn thảo trong vòng 3 giờ đồng hồ tại trại tạm giam Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM (số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Sài Gòn), phản biện theo nội dung truy tố của Cáo trạng số 299/CT-P2 ngày 19/7/2012 của Viện kiểm sát nhân thành phố Hồ Chí Minh do Viện phó Nguyễn Ngọc Điệp ký. Trong trại tạm giam không có giấy bút, Tạ Phong Tần đã mượn ông Trung tá Huỳnh Phi Lâm (quản lý trại) một cái bút và ngồi viết luôn tại phòng làm việc của ông. Và viết vào mặt sau các tờ quyết định khởi tố, lệnh tạm giam đã được tống đạt cho Tạ Phong Tần nên công an không có quyền cấm mang bài bào chữa này vào phòng giam. Tất nhiên là chỉ gạch đầu dòng ý chính, khi nói thì cứ nhìn qua đó rồi triển khai ra. Tạ Phong Tần không chơi kiểu cắm mặt vào tờ giấy viết sẳn mà đọc.

Điều 188 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) quy định “1. Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa”, nhưng trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/09/2012 hai luật sư Nguyễn Thanh Lương, Nguyễn Quốc Đạt bào chữa cho Tạ Phong Tần đã bị công an bao vây, cản trở không cho tiếp xúc với thân chủ của mình.

Tiếp tục đọc