
Thơ của Tạ Phong Tần gửi ra từ trại 5 (do người tù dân oan Cấn Thị Thêu mang về sau khi mãn hạn tù oan!)
Nhân sinh hà vị thỏa chí hùng
Quyền uy rồi cũng trả tay không
Cho hay dâng hiến là nhận lãnh
Người đi kẻ ở chẳng bận lòng
Việt điểu, mã Hồ tê cố quận
Nam phong, Bắc tuyết ức cựu hồng
Thân tại ngục trung tâm tại ngoại
Yêu đào cương liệt diệt độc trùng.
Ngày 30-6-2015,
Tạ Phong Tần.
Tác giả chú thích:
- Nhân sinh hà vị thỏa chí hùng: Con người sống ở đời có mấy ai được thỏa mãn chí anh hùng.
- Cho hay dâng hiến là nhận lãnh: Ý từ bài Kinh Hòa Bình: “Vì chính khi hiến dâng là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân“.
- Việt điểu, mã Hồ tê cố quận: Ý từ câu “Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi” – Ngựa Hồ hí gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam.
“Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn. Vì khi thu sang, phương Bắc có nhiều chỗ có giống lúa mới vừa chín, lại thêm có nhiều hoa quả. Trái lại ở phương nam vì mới giao mùa, lúa vừa đọng sữa, cây trái hiếm. Do đó, chim Việt phải đổ sang đấy kiếm ăn.
Tuy sang phương Bắc nhưng đàn chim Việt vẫn nhớ quê hương. Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là phương của quê nhà mà chim sinh trưởng.
Chim Việt (Việt điểu) để chỉ chim nhớ quê hương cố quốc.
Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ. Nước này ở về phương bắc nước Tàu mà ngày xưa người Tàu thường cho là nước man rợ hay cũng gọi là Phiên quốc. Ngựa Hồ cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh. Người Trung Quốc thường mua về làm ngựa chiến trận. Nước Hồ vốn là xứ lạnh. Khi đông về, gió bấc thổi, tuyết rơi lả tả, gió lạnh tê tái.
Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ tê lạnh, mỗi độ đông về. Vì thế khi có gió bấc là gió phương bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả nơi đất Trung nguyên thì ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.
Có sách lại chép: nước Hồ đem ngựa cống vua Hán ở Trung nguyên. Ngựa được nhốt vào chuồng cho ăn uống thật ngon và được chăm sóc rất kỹ. Nhưng khi gió bấc thổi đến thì ngựa lại bỏ cả ăn uống, ngóng về phương bắc hí vang lên những tiếng bi thảm.
“Chim Việt ngựa Hồ” trở nên thành ngữ, có nghĩa bóng là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người”. (Trích “Điển hay tích lạ”)
- Cố quận đồng nghĩa với cố hương, quê cũ.
- Ức: nhớ
- Cựu: cũ
- Hồng: chim hồng (“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời/ Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”- Nguyễn Du)
- Thân tại ngục trung tâm lại ngoại: Thân ở trong tù, lòng hướng về bên ngoài
- Yêu đào: Ý từ câu “Đào chi yêu yêu” – tức cành đào non mỏng manh, cổ ngữ dùng chỉ người con gái, phụ nữ yếu đuối. (“Vẻ chi một đóa yêu đào, Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh” – Nguyễn Du)
- Độc trùng: Các loài sâu bọ độc hại.
Hay quá Chị ! Bữa nay đọc phần chú giải mới hiểu hết ý sâu xa của bài thơ này, vốn hôm trước có thấy trên mạng, đọc mà không hiểu hết !
ThíchThích
“đọc mà không hiểu hết” => Kết quả nền giáo dục “con người mới XHCN” của CSVN. 😦
ThíchĐã thích bởi 1 người
Hay ! tui thích lời văn Tạ phong Tần
ThíchĐã thích bởi 1 người
(y)
ThíchThích