MẠNH LỆ QUÂN: GIẤC MƠ TỰ DO CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THỜI XƯA?

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas, USA)

Có người mê tích Mạnh Lệ Quân đến nỗi sáng tác cả một bản nhạc mang tên “Mạnh Lệ Quân Thoát Hài” (chưa rõ tác giả) được dùng trong các bài ca cổ, tuồng cải lương. Bản “Mạnh Lệ Quân Thoát Hài” được phổ biến hiện nay có 20 câu, mỗi câu có 2 nhịp, và thường được gõ song lang theo nhịp chiếc, tức mỗi nhịp gõ 1 song lang.

Tôi không được may mắn xem các nghệ sĩ diễn Tái Sanh Duyên trên sân khấu lẫn trên ti vi trước năm 1975, nhưng tôi được nghe hầu hết các thế hệ nghệ sĩ lần lượt diễn đi diễn lại Tái Sanh Duyên trong băng cassette. Vở đầu tiên do nghệ sĩ Bạch Tuyết, Hùng Cường đóng chánh. Kế tiếp là nghệ sĩ Lệ Thủy, Minh Vương đóng chánh, thu cho hãng dĩa Việt Nam. Sau năm 1986, nghệ sĩ Lệ Thủy, Minh Vương diễn lại tuồng này với những vai phụ mới và tên mới là “Kỳ nữ Mạnh Lệ Quân” (có video). Rồi nghệ sĩ Phượng Mai quay video với nghệ sĩ Kim Tử Long.

Tiếp tục đọc

ĐÀO TAM XUÂN – BÀ LÀ AI?

Đào Tam Xuân.
Tranh của họa sĩ: Cao Lê Diệu Phúc

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas)

Nhân vật Đào Tam Xuân (Điều Tam Xuân) không lạ với những ai yêu thích nghệ thuật tuồng cổ. Vở “Đào Tam Xuân báo phu cừu” (còn có tên khác là “Đào Tam Xuân loạn trào”), tên tuồng mới là “Trảm Trịnh Ân” do nghệ sĩ Thanh Tòng viết lại trên cơ sở tích tuồng cũ.

Tôi đã đọc bộ sách “Lịch sử Trung Quốc 5.000 năm” của hai tác giả Hán Đạt, Tào Dư Chương (Trung Quốc) thì không hề thấy đề cập đến nhân vật Đào Tam Xuân, cũng không hề có chuyện Triệu Khuôn Dẫn (tức Tống Thái Tổ) túy tửu giết Trịnh Ân. Theo sách này, sau khi lập nên vương triều Bắc Tống, Triệu Khuôn Dẫn tập hợp các “khai quốc công thần” như Cao Hoài Đức, Trịnh Ân đến dự tiệc rượu. Trong bữa tiệc, Tống Thái Tổ tuyên bố thu hồi quyền lực các tướng và cho về “hưu non” hưởng thú điền viên hết. Tác giả sách nhận xét Tống Thái Tổ là ông vua nhân đức nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, không giết khai quốc công thần theo kiểu Hán Cao Tổ Lưu Bang vì sợ họ có uy tín lớn với dân thì sẽ cướp ngôi dòng họ mình.

Tiếp tục đọc

KIM DUNG và TRẦN MẶC “LỘT TRẦN” LÝ TỰ THÀNH

Tác phẩm BÀN VỀ CÁC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT KIM DUNG của nhà phê bình văn học Trần Mặc (Nguyên tác tiếng Hoa “Chúng sinh chi tướng Kim Dung tiểu thuyết nhân vật đàm” – Thượng Hải, Tam Liên thư điếm, 6- 2001. Người dịch Lê Khánh Trường, NXB Hội Nhà Văn 2003) có một chương bình về nhân vật Sấm Vương Lý Tự Thành rất thú vị. Kim Dung Tiên sinh đã rất tài năng khi xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh rất điển hình này, nhìn thấu tâm can của Kim Dung tiên sinh thì Trần Mặc tiên sinh còn có con mắt xanh tinh đời hơn nữa. Thật bái phục cả hai vị Tiên sinh.

Tạ Phong Tần tại hạ chép lại riêng vài đoạn trong chương này cho quý vị cùng thưởng thức.

Tiếp tục đọc

BỐ TIÊN SƯ

hochiminh-tho-danlambao

Lời giới thiệu: 

Bài này viết sau khi Huỳnh Phi Dũng (Huỳnh Uy Dũng, Dũng lò vôi, anh em cột chèo với Triết chủ tịt) vừa khánh thành khu du lịch Đại Nam Quốc Tự “hoành tá tràng” ở Bình Dương.

-:-:-

Có lão trọc phú nọ mới phất nhờ vào những thủ đoạn câu kết với quan trường làm ăn bất chính, nhưng không được hàng xóm láng giềng, con cháu, lũ gia nhân trong nhà trọng vọng nên lão ngày đêm suy nghĩ cách bắt chúng phải nể mình.

Sau nhiều đêm lăn qua lộn lại vắt chân lên trán, vắt cánh lên đầu để nặn cái khối củ chuối trộn với bã đậu, cuối cùng lão cũng phọt ra được một “sáng voi” là xây đền thờ thật nguy nga để lấy le.

Tiếp tục đọc