ÔNG CHỜ LÚN

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Hình: Internet

Khác với các nước phát triển ở Âu, Mỹ người ta đặt tên đường theo số, theo cụm (nếu là tên người), tên các loài hoa, loài cây… thì ở Việt Nam có “truyền thống bất khuất” là đặt tên đường bằng tên danh nhân. Đi hết 64 tỉnh thành cả nước, tỉnh nào bạn cũng sẽ thấy các vị Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt hay Lê Duẫn, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Trần Phú, Nguyễn Tất Thành…

Tiếp tục đọc

CÁM ƠN ĐĨA LẬU

Tình cờ tìm thấy bài viết cũ của mình đã đăng Thời Báo (Canada) ngày 25/3/2010, lúc đó Tạ Phong Tần ký bút danh Vương Tỷ. Chữ Vương (王) và chữ Tỷ (比) ghép lại, chữ Vương bên trái, chữ Tỷ bên phải tức là chữ Tần (chữ này chỉ có trong bộ Đại Từ điển Trung – Việt, các từ điển khác nhỏ hơn không có). 

Tạ Phong Tần viết bài thường dùng họ tên thật, đây là một trong số vài bài viết hiếm hoi ký bút danh Vương Tỷ.

Post lại cho bạn đọc coi chơi.

-:-:-:-

Tiếp tục đọc

SÚP CUA

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 26/7/2017

Ầu ơ… Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá, về đồng ăn cua,” “Con cua tám cẳng hai càng/Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày” là những câu hát ru người miền Tây Nam Bộ nghe đi nghe lại từ khi mới lọt lòng cho đến lớn. Xứ tôi chẳng những có sông nhiều mà đồng ruộng cũng nhiều, biển cũng nhiều, cho nên cua là thứ không bao giờ thiếu, có thể nói là “kính thưa đủ thứ các chủng loại cua.”

Tiếp tục đọc

GIẤY TRIỆU TẬP CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?

Lời tác giả: 

Bài viết này được viết ngày 29 tháng 8 năm 2007 tại Sài Gòn, căn cứ Bộ Luật Tố Tụng Hình sự năm 2003. Năm 2015, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự VN đã sửa đổi, bổ sung, các quy định về sử dụng giấy triệu tập của cơ quan điều tra hình sự không thay đổi nhưng con số của Điều luật có thay đổi. Tôi chưa có thời gian để sửa chữa con số lại cho phù hợp với BLTTHS hiện hành, quý độc giả cứ Google BLTTHS mới để đối chiếu.

Nội dung bài viết này là giải thích, bình luận về nội dung điều luật.

Tiếp tục đọc

BUỔI LÀM VIỆC THỨ 3 VỚI CƠ QUAN ANĐT

Đúng 8 giờ 30 phút ngày 17/12/2010, tôi có mặt tại phòng Trực ban cơ quan ANĐT. Trực ban hôm nay là Trung tá Lê Thị Hiệp. Bà Hiệp bảo tôi chờ một chút vì “anh Loát bận họp”. Tôi ngồi chờ đến 15 phút. Trong thời gian này, tôi lấy những trái tắc mang theo trong túi xách ra ăn.

Như 2 lần trước, ông Đặng Văn Loát ra đến đây đưa tôi vào bên trong khu nhà làm việc, ngồi ở cái phòng làm việc của 2 lần trước. Tôi vẫn thấy Nguyễn Minh Thắng đảo qua đảo lại trong sân cơ quan, nhưng không thấy ông Trần Tiến Tùng đâu cả.

Tiếp tục đọc

BUỔI LÀM VIỆC THỨ 2 VỚI CQANĐT CATPHCM VỀ CLB NBTD

Ông Loát hỏi tôi có mang giấy triệu tập theo không? Tôi bảo không? Ông Loát hỏi sao tôi không mang theo? Tôi trả lời: “Anh làm việc với tôi hay làm việc với giấy? Nếu làm việc với tôi thì tôi có mặt đây, còn anh làm việc với giấy thì tôi đi về rồi nhờ người khác mang giấy đến cho anh?”. Ông Loát vội nói: “Không, tôi làm việc với chị chứ. Chúng tôi đưa giấy triệu tập cho chị thì chị thì chị phải mang lại đây trả chúng tôi”. Tôi đáp: “Phải, luật quy định anh muốn triệu tập tôi thì phải có giấy tờ, nhưng không quy định tôi phải trả giấy cho anh. Tôi không mang theo giấy, nhưng tôi đố người nào dám không cho tôi vào cổng”. Ông Loát hỏi: “Chị làm sao vào được?”. Tôi nói: “Tôi chỉ cần báo họ tên và tôi cần gặp anh thì được chớ có gì khó”.

Tiếp tục đọc

MỘT BUỔI LÀM VIỆC VỚI CƠ QUAN ANĐT CATPHCM VỀ CLB NBTD (Lần 1)

Chiều thứ 3 (7/12/2010), tôi đang đứng trước cửa nhà thì ông CSKV Nguyễn Văn Riết sớn sở đi đến nhìn tôi cười cười kiểu “cầu tài”, tôi chưa hiểu có chuyện gì thì ông Riết chìa ra cái giấy triệu tập của Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM (CQ ANĐT) triệu tập tôi đến trụ sở cơ quan (số 4 Phan Đăng Lưu) để làm việc “về Câu lạc bộ nhà báo tự do” với Điều tra viên Đặng Văn Loát lúc 8h ngày 08/12/2010. Tôi nói: “Giấy đưa trễ thế này làm sao tôi đến được?”. Tôi ghi vào giấy rằng: “Tôi nhận được giấy này lúc 14h ngày 7/12/2010, tôi chưa sắp xếp được thời gian. 8h30 ngày 09/12/2010 tôi sẽ đến làm việc”. Ông Riết cập mập hỏi: “Vậy khi nào chị đi được?”. “Tôi có ghi vào giấy đó, anh cầm về đưa cho họ, vậy được rồi chớ gì?”. Ông Riết cầm giấy đi vội vàng, tôi gọi lại: “Anh còn quên cây viết nè, viết của anh đây”. Ông ta quay lại nhận cây viết rồi đi thẳng.

Tiếp tục đọc

SƯƠNG SA HỘT LỰU TRƯA HÈ

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 19/7/2017

Hình: Internet

Ngày nóng, con nít ai mà không thích ly chè sương sa hột lựu đủ màu xanh đỏ tím vàng có nước cốt dừa với nước đá cục mát lạnh. Từng hột bột trong vắt có cái nhân trăng trắng bên trong, đủ các màu xanh đỏ tím vàng lẫn lộn với từng cục nước đá nhỏ trong vắt như pha lê, hòa với màu trắng như tuyết của nước cốt dừa, tạo thành một thứ chè chưa ăn nhưng chỉ nhìn thôi đã hấp dẫn con mắt quá trời rồi. Múc một muỗng bỏ vô miệng dai dai giòn giòn sật sật, mát lạnh trong cổ họng.

Tiếp tục đọc

MỨT CHÙM RUỘT

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 12/7/2017

Trái chùm ruột tươi. Hình: internet

Cây chùm ruột là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ để lấy trái nấu canh chua, làm mứt, ăn chơi với muối ớt, lá chùm ruột non trộn với các thứ rau khác để ăn bánh xèo hay để gói nem chua. Nem chua Sóc Trăng bao giờ lớp lá gói trong cùng cũng đều là lá chùm ruột non, rồi đến lá tra non, lá chuối bên ngoài.

Tiếp tục đọc

CHUYỆN LÀM ĂN Ở XỨ LỪA CỦA GIỚI “PHẢN ĐỘNG”

1)- Chuyện kinh doanh công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ:

Thẻ công chức của Tạ Phong Tần

Tạ Phong Tần có 5 năm là Chuyên viên (bậc 7/9) Quản lý du lịch tại Phòng Quản lý du lịch, thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bạc Liêu. Phòng này có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ trong địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đào tạo nhân viên hướng dẫn du lịch, phục vụ nhà hàng, khách sạn, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hoạt động kinh doanh các loại hình du lịch, lập dự án đầu tư, lên kế hoạch phát triển tiềm năng du lịch và thu hút du lịch đến tỉnh nhà, liên kết hoạt động du lịch với các địa phương khác. Hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho Tổng cục Du lịch.

Tiếp tục đọc