1)- Chuyện kinh doanh công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ:

Tạ Phong Tần có 5 năm là Chuyên viên (bậc 7/9) Quản lý du lịch tại Phòng Quản lý du lịch, thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bạc Liêu. Phòng này có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ trong địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đào tạo nhân viên hướng dẫn du lịch, phục vụ nhà hàng, khách sạn, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hoạt động kinh doanh các loại hình du lịch, lập dự án đầu tư, lên kế hoạch phát triển tiềm năng du lịch và thu hút du lịch đến tỉnh nhà, liên kết hoạt động du lịch với các địa phương khác. Hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho Tổng cục Du lịch.
Nói là Phòng cấp Sở nhưng chỉ có hai người: Ông Trưởng phòng (cựu Trưởng công an thị xã Bạc Liêu cách đó mười mấy năm về trước, lúc làm du lịch còn vài năm nữa là về hưu) và Tạ Phong Tần. Vì vậy, ông Trưởng phòng cứ tà tà ngày 2 buổi đến cơ quan “ngồi chơi xơi nước” trà, đọc báo và kể chuyện tiếu lâm cho anh chị em trong cơ quan cười chơi. Nói nào ngay, hôm nào ông nghỉ bịnh ở nhà, cơ quan buồn lắm, không có ai chọc cười. Và cũng vì vậy mà công việc của Phòng Quản lý Du lịch một mình Tạ Phong Tần gánh hết, ông Trưởng phòng chỉ có mỗi một việc là ngồi ký tên và đi họp giao ban.
Cũng nhờ gánh nhiều việc, nên mọi ngóc ngách trong ngành này Tạ Phong Tần đều biết hết. Ngoài chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Thương mại – Du lịch, các đơn vị kinh doanh liệt kê ở trên (gọi tắt theo đúng quy định văn bản pháp luật là “cơ sở kinh doanh du lịch”) còn chịu sự kiểm tra, quản lý của bên Y tế, Phòng cháy chữa cháy, An ninh chính trị (vì có liên quan yếu tố nước ngoài), côn an phường (lưu trú), An toàn vệ sinh thực phẩm, Văn hóa thông tin, đội quân cướp cạn 814, bọn “quỷ ban” các cấp, v.v…. nói chung là nhiều vô thiên lủng, mà ngành du lịch thì “hiền từ” nhất, phần lớn là hướng dẫn, giúp đỡ chớ chưa làm khó dễ ai bao giờ. Bao nhiêu cơ quan ban ngành đó mà “dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của đảng” chúng nó áp vô “bao vây”, thiên tài kinh doanh cỡ lão D. Trump cũng phải “bỏ của chạy lấy người”.
2)- Chuyện ở Văn phòng luật sư:
Năm 2009 Tạ Phong Tần vào làm việc cho Văn phòng luật sư Pháp Quyền (Gò Vấp, Sài Gòn, do Lê Trần Luật làm Trưởng Văn phòng) với chức danh Trợ lý luật sư Trưởng Văn phòng.
Lúc này, Luật đang nhận hồ sơ đầu tiên có yếu tố chính trị là bào chữa cho tù nhân chính trị Trương Minh Đức, sau đó là bào chữa cho tù nhân chính trị Phạm Bá Hải kháng cáo phúc thẩm (nhóm Bạch Đằng Giang: Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, 2 người chung vụ không kháng cáo).
Sau hai vụ này thì an ninh TPHCM thường xuyên “thăm viếng” Lê Trần Luật để “vận động” Luật đừng nhận bào chữa cho những vụ án mà chúng gọi là “nhạy cảm”. Đồng thời, bọn chúng cũng gặp Tạ Phong Tần để “vận động thuyết phục” Tạ Phong Tần đừng viết blog và đừng làm việc cho Lê Trần Luật, chúng sẽ “cho vay tiền làm ăn”, “tìm cho một công việc tốt hơn, lương cao hơn”.
Lê Trần Luật không biết sử dụng computer và internet để soạn thảo và tìm kiếm tài liệu. Nhưng vì có Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) khuyến khích, bơm tinh thần, Tạ Phong Tần “nhiệt tình lăn xả” tìm tòi tư liệu bất kể ngày đêm trên mạng internet để viết bài luận cứ bào chữa cho Luật ra Tòa đọc (theo lời Luật là “quá sắc bén”) nên Luật hứng chí nhận tiếp thêm vụ Phan Văn Sào (ở Tây Ninh). Tiếp đó Lê Trần Luật lại nhận bào chữa cho tám giáo dân trong vụ án giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) chấn động một thời.
Tất cả những bài luận cứ bào chữa các vụ án chính trị này đều do một mình Tạ Phong Tần soạn thảo cho Luật ra Tòa. Sau khi Luật đã công khai bài bào chữa tại “phiên tòa xét xử công khai” thì Tạ Phong Tần đăng lại những bài bào chữa đó lên trang Công Lý và Sự Thật của Tạ Phong Tần (blog Yahoo 360, sau này Yahoo 360 bị Việt cộng mua thì làng blog VN chuyển sang dùng mạng xã hội Multiply, Multiply đột ngột đóng cửa mới chuyển qua dùng WordPress đồng thời song song với Facebook).
Kể từ đó, ngày nào trước cửa Văn phòng luật sư cũng có năm bảy thằng an ninh mặc thường phục rình mò, canh me suốt 24/24 giờ. Nhân viên trong văn phòng đi ra ngoài là chúng bám theo cách khoảng 3-4 thước đằng sau. Vô quán cà phê chúng cũng theo, vô quán cơm chúng cũng theo, đến nhà bạn bè chúng cũng theo cho đến khi nào trở ra về lại Văn phòng thì chúng canh trước cửa văn phòng. Chỉ còn thiếu đi ỉa, đi đái trong phòng vệ sinh ở nhà sau của Văn phòng là chúng chưa xông vô nhìn coi ỉa đái ít hay nhiều mà thôi.
Đối với khách hàng, bất kỳ người nào bước chân vô Văn phòng chúng đều lén chụp hình. Chờ người này đi ra khỏi Văn phòng là chúng bám theo, ép xe rồi lôi về trụ sở côn an phường. Sau đó cả đám côn đồ này vuốt ve lẫn đe dọa ép buộc người đó không được ký hợp đồng trợ giúp pháp lý với Văn phòng luật sư Pháp Quyền. Nếu đã ký hợp đồng rồi thì buộc họ phải hủy hợp đồng đòi tiền cọc lại. Chúng dọa họ sẽ bị tông xe, bị “đánh nhầm”, bị kiểm tra cơ sở làm ăn, nơi học hành của con cái, v.v… và v.v…. Khách hàng quay trở lại văn phòng đòi tiền họ đã kể rõ như vậy và nói thêm rằng họ rất muốn nhờ văn phòng luật sư Pháp Quyền trợ giúp pháp lý nhưng không thể. Tất nhiên là Văn phòng luật sư phải trả tiền lại cho khách chớ làm sao mà không trả được. Tạ Phong Tần đã ghi âm lại lời trình bày của một nữ khách hàng khi đến đòi tiền và cung cấp đoạn ghi âm này cho chị Thanh Trúc (RFA).
Đối với các luật sư trong văn phòng, khi chúng biết sắp sửa tham gia phiên tòa nào, chúng đều cho một lực lượng mặc thường phục đông đảo bắt cóc đem về phường nhốt cho trễ giờ bay, trễ giờ phiên tòa. Đến khi kết thúc phiên tòa chúng mới thả ra.
Chúng còn cho lực lượng mặc đồng phục công khai ập vô Văn phòng lục soát “kiểm tra” hết ngày này đến ngày khác, mặc dù mỗi lần như vậy không hề tìm ra cái giống gì “phi pháp” trong đó. Nhưng người dân bình thường ai dám tiếp xúc, nhờ cậy một văn phòng luật sư mà quanh năm suốt tháng cứ thấy đồng phục áo xanh, áo vàng, áo đỏ…. bu quanh, còi rú inh ỏi, đèn xanh đỏ chớp nháng liên tục, hàng chục camera liên tục chỉa vào hoạt động.
Trong khi đó, tiền thuê nhà, tiền thuế, tiền trả lương nhân viên, tiền chi phí điện, nước, điện thoại, internet và các hoạt động khác của Văn phòng thì Trưởng Văn phòng vẫn phải è cổ nộp đủ mỗi tháng. Vậy là không cần rút giấy phép, không cần cấm nhưng Văn phòng luật sư vẫn phải tự động đóng cửa.
Vì vậy mà sau khi Văn phòng luật sư Pháp Quyền đóng cửa, Lê Trần Luật vẫn còn nợ Tạ Phong Tần 2 tháng lương (8 triệu đồng) và tiền mượn (5 triệu đồng), cộng lại là 13 triệu đồng đến nay chưa trả đồng nào. Lê Trần Luật nợ luật sư Nguyễn Quốc Đạt 5 triệu đồng tiền lương, có trả tiền cho Đạt hay không thì Tạ Phong Tần không biết.
3)- Chuyện thuê nhà của Tạ Phong Tần:
Riêng Tạ Phong Tần tuy không phải dư dả tiền, cũng không phải có “máu phiêu lưu” nhưng tất cả các quận ở Sài Gòn, trừ quận 4 và quận 8, thì đều đã in “dấu chân lãng tử” của Tạ Phong Tần hết. Đơn giản là đi thuê phòng bất cứ nơi nào chừng vài tháng là Việt cộng chúng đều đe dọa chủ nhà, buộc phải đuổi mình ra khỏi nhà họ.
4)- Chuyện nhà chị Tân:
Sau khi Tạ Phong Tần thất nghiệp mới chuyển sang viết hẳn cho ba tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại và sống bằng tiền nhuận bút viết báo. Thời gian này, chị Dương Thị Tân có một căn nhà mặt tiền 3 tầng bỏ trống ngay ngã ba Pasteur -Trần Quốc Toản, diện tích sử dụng khoảng 100 mét vuông, tọa lạc tại số 84D Trần Quốc Toản, quận 3 Sài Gòn.
Nhà này, trước đây cho thuê làm spa giá $1,500/tháng. Nhưng từ sau khi ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) bị bắt vô tù, chị Tân không thể cho thuê này được nữa. Tất cả những ai ký hợp đồng thuê nhà đều phải “bỏ của chạy lấy người”. Nếu thuê nhà để ở, con số $1,500/tháng là quá cao. Nhưng không ai thuê kinh doanh được vì Việt cộng chúng nó cũng làm cái kiểu như đã làm đối với Văn phòng luật sư Pháp Quyền đã kể ở trên.
Nhà bỏ trống hơn một năm, bị nhà hàng xóm đục tường xả nước thải vô chính giữa nhà, hư hỏng hết thảm trải sàn. Chị Tân phải bỏ tiền ra thuê người lột hết thảm vứt bỏ, tẩy uế nhà cửa. Bọn hàng xóm bất lương còn xây nhà, đóng cừ nứt hết tường nhà chị Tân nhưng chị đi kiện không ai xử.
Vì vậy, chị Tân gọi Tạ Phong Tần và luật sư Nguyễn Quốc Đạt đến ở căn nhà này trông coi nhà cửa giúp chị cho đỡ xuống cấp, chị không chịu lấy tiền thuê nhà.
Nhà hôi hám, dơ dáy kinh khủng, nước bẩn ngập ngụa. Tạ Phong Tần bỏ ra 1 triệu đồng cho thằng Đạt đi kêu thợ về sửa chửa lại hệ thống điện, tẩy uế, sắm sửa thêm một số đồ dùng trong nhà. Tạ Phong Tần ở một phòng ngay gác lửng khoảng 16 mét vuông. Thằng Đạt làm “bá chủ giang sơn” hẳn 1 tầng thứ 2 (nó ở đây cho đến khi cưới vợ mới dọn qua nhà mới của vợ chồng nó).
Tạ Phong Tần phát hiện kẻ xả nước thải qua nhà chị Tân không ai xa lạ mà chính là nhà của lão Tổ trưởng dân phố. Lão này là cán bộ đảng viên ngoài Bắc vô Sài Gòn sau năm 1975, không hiểu làm cách nào chiếm được một căn nhà kế bên. Lão đục tường, luồn ống xả nước thải qua. Coi như mỗi lần bên nhà lão xài nước thì nước xả thẳng qua chính giữa tầng 2 nhà chị Tân, ngay cầu thang đi lên tầng 3 và cũng là cầu thang đi xuống tầng 1. Nước cứ vậy chảy ngập ngụa ào xuống nhà dưới. Tạ Phong Tần bèn đi mua nút chai gỗ loại lớn, keo dán xây dựng về, tự tay đóng cái nút gỗ vô ống xả nước, bơm keo vô, một tiếng đồng hồ sau keo nó đông cứng lại, bít đường thoát nước của nhà lão hàng xóm.
Đứa con gái lớn lão hàng xóm tức quá, chạy qua trước cửa nhà chửi:
– Tại sao mày bịt lỗ thoát nước lại thì nhà tao thoát nước ở đâu?
– Thoát ở đâu kệ cha mày, đó là việc của mày, tao không cần biết. Tao cấm mày xả nước qua đây. – Tạ Phong Tần trả lời. – Muốn đánh nhau với tao à? Mày nhào vô, tao đấm cho má mày nhìn mày không ra luôn.
Con kia im re luôn. Từ đó về sau hết dám xả nước qua nữa.
Thời gian sau, Tạ Phong Tần phát hiện, nhà có một mình mình ở, mà đi ra khỏi nhà rồi trở về thì đồ đạc trong nhà bị xê dịch rõ ràng, bèn đi vòng quanh nhà tìm hiểu nguyên nhân. Mình lúc nhỏ cũng thường xuyên leo trèo, phá làng phá xóm, leo nóc nhà là chuyện nhỏ, nên phát hiện trên tầng 3 có một chổ rộng khoảng một mét vuông có thể leo từ cửa sổ nhà lão tổ trưởng dân phố sang nhà bên này. Ngay lập tức, Tạ Phong Tần gọi thợ đến đo, hàn một cái khung sắt chắc chắn, đem lên hàn chặt vào lỗ hổng đó. Cho mày hết trèo qua luôn.
Đi đâu về, Tạ Phong Tần cũng bật hết đèn trong nhà lên, cầm cái đèn pin lớn 4 pin rọi từ tầng 1 lên tầng 3, sân thượng, kiểm tra kỹ lưỡng không có ai núp trong nhà rồi mới tắt đèn đi ngủ. Có lần, lão tổ trưởng quát:
– Không được rọi đèn qua nhà bên này.
Tạ Phong Tần quát lại:
– ĐM cc! Nhà tao tao rọi, không qua nhà mày rọi là được rồi. Không chịu thì đóng cửa sổ lại đừng nhìn qua đây.
Bên kia im re luôn.
* KẾT LUẬN:
Ở xứ Lừa, ngay cả nông dân làm ăn chân chất một nắng hai sương mà sản phẩm làm ra một quả trứng cõng 13 thứ thuế phí, nông dân một năm đóng góp hàng trăm thứ thuế phí. Một khi đã bị Việt + quy vào “thành phần phản động” thì không làm ăn, kinh doanh gì được, kể cả đi lượm ve chai. Nếu muốn kinh doanh cái gì đó thì cách tốt nhất để “dọn đường” là viết cam kết đầu hàng, “ăn năn hối cãi, xin đảng và nhà nước khoan hồng”, đồng thời công khai tung hô đoảng muôn năm và boác hù dĩ đại.
Kể tới đây thôi, phần sau thì quý vị tự “giác ngộ” mà hỉu thim há.
Nam California, ngày 13/7/2017
Tạ Phong Tần