CHUYỆN XUA THỎ GIỮ GÀ, CHÓ NHÀ CẮN CHỦ

Bài đã đăng báo Người Việt

Ngư dân Lý Sơn bị "tàu lạ" bắt hồi tháng 7/2009
Ngư dân Lý Sơn bị “tàu lạ” bắt hồi tháng 7/2009

Chuyện thuộc loại “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn phải nói nữa là trong cuộc tọa đàm do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn vào chiều 27/4/2011, ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn thừa nhận một sự thật đau lòng: “Những năm qua, ngư dân luôn phập phồng, lo âu mỗi khi đưa tàu ra khơi xa, nhất là tại vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa. Có nhiều gia đình ngư dân bị phía Trung Quốc bắt, đòi tiền chuộc, tịch thu tàu đang lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần. Chỉ tính riêng trong năm 2010, 4 tàu với 52 ngư dân Lý Sơn khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa đã bị phía Trung Quốc vây bắt, đập phá, lấy đi một số tài sản và phạt tiền gây thiệt hại khoảng 1,7 tỉ đồng. Không chỉ bị vây bắt trong lúc hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa mà ngay cả khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão, nhiều tàu thuyền của ngư dân Lý Sơn chạy vào tránh trú gió cũng bị phía Trung Quốc vây bắt, đánh đập, lấy tài sản”.

Tiếp tục đọc

“MỐI TÌNH” HẢI TẶC

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

red-haired_pirates_flagAi cũng biết sau ngày 30/4/1975 và thập niên 80, 90 ở Việt Nam có nhất nhiều người tìm cách “vượt biên” bằng cả đường bộ, đường không lẫn đường thủy, mà nhiều nhất là cùng nhau đổ xô ra biển “đi tìm tự do” ở một quốc gia khác.  Chưa có con số thống kê chính thức, nhưng theo các tài liệu được phổ biến trên mạng internet thì số người Việt “vượt biên” bằng đường biển rồi “chôn thân vào bụng cá” khoảng 3 triệu người. Một thực tế mà không ai có thể phủ nhận được là người Việt “vượt biên” thời điểm đó chỉ có “1 phần sống 9 phần chết” vì nạn hải tặc, nhiều nhất là hải tặc Thái Lan.

Tiếp tục đọc