ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 129

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 25/2/2017

img_0977Nó đưa ra hai cuốn sổ, tờ giấy ghi số hàng mà tôi đã mua của căn-tin, và hỏi:

– Tiền chị mới nhập vô là số này đúng không?

– Ừ. – Tôi nói.

– Chị đã mua bao nhiêu thứ đây, chị coi lại coi tôi ghi có đúng không, tôi cộng lại trừ ra bao nhiêu đây đúng không? – Thằng Châu hỏi.

Tiếp tục đọc

KỂ TIẾP VỤ “ĐI CHÀNG HẢNG” TẠI HỘI LUẬN NHÂN QUYỀN CHO VN

khaidaoTạ Phong Tần nhận được lời mời của anh Trương Ngãi Vinh – Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam về việc tham dự Hội luận nhân quyền cho VN với các nội dung sau:

Đề tài 1: Tổng kết phong trào đấu tranh Dân Chủ cho Việt Nam trong suốt thời gian qua và tìm giải pháp mới cho các nhà đấu tranh Dân chủ hôm nay và ngày mai với hiệu quả cao và tổn thất thấp nhất.

Tiếp tục đọc

BẢN TẤU CHƯƠNG CỦA BỘ THÁI THÚ CHƯ HẦU

Lưu ý: Bài này viết trước ngày 5/6/2011

________

Khải bẩm các đồng chí Thiên triều!

Bức ảnh lịch sử để đời ngày 5/6/2011
Bức ảnh lịch sử để đời ngày 5/6/2011

Trước uy nghiêm của Thiên triều và tình đồng chí luôn được ca ngợi trên miệng và trên giấy, chúng hạ thần run sợ mà làm bản tấu sớ này bẩm tấu lên các đồng chí tình hình bản quốc chúng tại hạ như sau:

Tiếp tục đọc

ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI KHỔ QUA…

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 22/2/2017

muopdang“Ðói lòng ăn trái khổ qua/ Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười.” Có lẽ vì cái vị đắng của loại trái cây này mà người xưa kêu nó là khổ qua. Người miền Bắc gọi một cách “thuần Việt” đúng tính chất, đúng từ nhà quê là mướp đắng. Người miền Nam thích văn vẻ, nói chữ hơn, kêu là khổ qua. Khổ là đắng, qua là dưa đó. Giống như câu người ta chúc nhau ngày Tết “Khổ tận cam lai,” là đắng đến tận cùng thì ngọt đến.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 128

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 19/2/2017

Tạ Phong Tần nói chuyện với đồng hương sau khi chào cờ Mùng 1 tết Đinh Dậu.
Tạ Phong Tần nói chuyện với đồng hương sau khi chào cờ Mùng 1 tết Đinh Dậu.

– Vậy chị bị bắt như vầy chị có sợ không? – Nó hỏi.

– Sợ cái gì chớ? Tôi không có tài sản, không có địa vị, không có gia đình riêng, tôi chỉ có cái mạng này thôi. Tôi cũng già rồi, sống bao nhiêu cũng quá đủ rồi. Bất quá tôi chỉ mất cái mạng này chớ tôi đâu có gì để mất, tôi không sợ mất mạng. Con người ta sống ở đời phải có liêm sỉ, phải biết tự trọng, thà chết vinh hơn sống nhục. “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử/Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” Đời ai không một lần chết, chết mà để tiếng thơm lại cho đời thì cũng đáng để chết lắm. Chúng nó thì có quá nhiều thứ để mất. Chúng nó phải sợ tôi chớ sao tôi phải sợ chúng nó? – Tôi trả lời.

Tiếp tục đọc

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 127

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 15/2/2017

tuyetthuc1-1Phòng giam trại Bố Lá này phía trên, bên hông có một ô cửa vuông cỡ sáu tấc, có song sắt, cách mặt đất khoảng hai mét rưỡi. Phía ngoài vách tường chỗ ô vuông đó nó xây cái bục xi măng cao khoảng sáu tấc cho tụi công an tuần tra leo lên đó đứng nhìn vô thì có thể nhìn thấy mọi hoạt động trong phòng giam cả tầng dưới, tầng trên cùng một lúc.

Tiếp tục đọc

THỊT TRÂU NHÚNG MẺ ĂN QUÊN LỐI VỀ

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 15/2/2017

trau-nhung-meVùng sông nước miền Tây phù hợp với con trâu chớ không phù hợp nuôi bò. Trâu bơi giỏi, sông rộng mênh mông cỡ nào, nó chở trên mình nó một người lừ lừ bơi qua sông ào ào. Muỗi tuy là nhiều đến nỗi “kêu như sáo thổi” nhưng con trâu cũng khôn lắm, nó có chiêu đối phó với muỗi hiệu quả cực kỳ. Ban ngày, nó xuống các ao, đìa, vũng mà dầm dưới đó, quậy cho bùn bám vào thân mình nó một lớp dày, chỉ còn sót lại có cái mặt với lỗ mũi. Sau đó nó lên bờ phơi nắng cho khô đi, lớp bùn đó cứng cứng, nhão nhão, bám chắc trên mình nó, đố muỗi nào chích nổi. Con bò thì không chịu nổi cái khắc nghiệt ở xứ này, bởi con bò không thích dầm mình xuống bùn như con trâu, mà tôi cũng chưa thấy con bò bơi bao giờ.

Tiếp tục đọc

THỦ THIÊM: NỖI NIỀM MỘT GIÁO XỨ BỊ “LƯU ĐÀY”

thanhledonghuongttTừ quận 1 Sài Gòn, đến bến Bạch Đằng có tượng Đức Thánh Trần nổi tiếng để qua phà Thủ Thiêm rồi rẽ phải vào đường Nhà Thờ (phường Thủ Thiêm, quận 2) chừng 200m là đến Giáo xứ Thủ Thiêm. Giáo họ Thủ Thiêm ra đời khoảng giữa thế kỷ 19, trước khi có cha sở tiên khởi Gabriel Nguyễn Khắc Thành chính thức về coi sóc họ đạo Thủ Thiêm (1859).

Tiếp tục đọc

HÃY “TỪ BỎ CHÍNH MÌNH”!

Ảnh: FB Lm Lê Ngoc Thanh
Ảnh: FB Lm Lê Ngoc Thanh

Trả lời quan Tổng trấn Philatô, Đức Yêsu nói: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Làm chứng cho sự thật, mới nghe cứ tưởng chừng như đơn giản. Có gì to tát đâu, sự thật là những gì đang diễn ra quanh chúng ta, nó xảy ra như thế nào thì chúng ta cứ như thế mà xác nhận sự việc đó, không thêm thắt, không đẻo bớt, cũng không bóp méo, không bẻ cong, không tường thuật nửa vời… “làm chứng cho sự thật” thiệt là quá dễ.

Tiếp tục đọc