BÌNH BÁT MIỀN TÂY

Trích:

“…

Canh có vị cay nóng của gừng, vị ngon của cá, vị bùi bùi đặc biệt của lá bình bát, thật không loại rau cải sang trọng nào sánh bằng. Ăn canh nóng với cá hoặc thịt kho tiêu trong nồi đất, cùng với cơm trắng bốc khói thì ngon không thể tả.

Ai chưa từng ăn trái bình bát, hoặc chưa được ăn canh bình bát, thì coi như chưa phải là dân cố cựu miền Tây vậy…”

Bấm vào link dưới để đọc tiếp toàn bài:

https://www.treweekly.com/2019/07/20/vuon-tre/van/huong-vi-que-nha/binh-bat-mien-tay/

BÁNH TAI YẾN MIỀN TÂY

Trích:

“…Ở Sài Gòn, có một xe bánh tai yến bán dạo gần hồ Con Rùa, mỗi lần muốn ăn phải chạy đi vất vả quá nên thôi. Little Sài Gòn (Nam Cali) nổi danh thủ phủ của người Việt, món Việt gì cũng có, nhưng tôi không thấy tiệm nào bán bánh tai yến. Lớp trẻ sanh ra ở Mỹ không biết bánh tai yến là gì, chẳng phải đáng tiếc lắm sao?…”

Bấm vào link dưới để đọc tiếp toàn bài:

https://www.treweekly.com/2019/07/05/vuon-tre/van/huong-vi-que-nha/banh-tai-yen-mien-tay/

CHÉN, TÔ VÀ CÁI BÁNH HÒN

Trích:

“…

Hoài cổ có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là nuối tiếc khi hiện tại không bằng quá khứ; thứ hai là để tự hào về những gì đã làm được ở hiện tại.

Có lần, tôi đăng lên Facebook cá nhân hình mấy cái chén, mấy cái tô bằng sành kiểu phổ biến khi tôi còn là một đứa nhỏ sáu, bảy tuổi, và đố tất cả bạn bè tên gọi của nó là gì thì có vài người biết tên cái tô thôi, còn cái chén thì không ai biết tên gì, người biết tên cái tô cũng không giải thích được tại sao nó có tên đó, họ yêu cầu tôi viết bài giải thích. Ðiều này làm cho tôi cảm thấy tôi cũng thuộc loại “đồ cổ quý hiếm” .

Bấm vào link dưới để đọc tiếp toàn bài:

Chén, tô, và cái bánh hòn

THÚ ĐI CHỢ QUÊ

Trích:

“… Mỗi lần có ghe hát về “đóng đô” hát trong đình làng thì buổi sáng chợ có thêm hai bàn quay kẹo kéo của nhân viên ghe hát. Ðây cũng là dịp tôi ra chợ đứng lỳ phía sau người bán coi kéo kẹo. Cái hay của kẹo kéo là khi nó còn trong lớp bọc nilon thì nó mềm, dẻo, nắm kéo ra khoảng một phút thì nó cứng và giòn. Cái bàn quay có vẽ số từ 1 cho tới 10, mỗi lần quay là 5 xu. Quay trúng số 1 thì người bán kéo ra một tấc kẹo mập bằng ngón tay người lớn, số 2 thì kéo ra 2 tấc kẹo ốm hơn một tí, mà số 10 thì cũng kéo đúng 10 tấc nhưng cọng kẹo ốm nhom như chiếc đũa. Rốt cuộc số 1 hay 10 khúc kẹo cũng y chang như nhau thôi, nhưng con nít thấy quay trúng số lớn thì khoái chí, vỗ tay, reo hò ầm ĩ.

Bấm vào link dưới để đọc tiếp toàn bài:

Thú đi chợ quê

“MỐI THÙ” BÁNH DỪA

Trích:

“… Khác với bánh dứa chẳng có liên quan, họ hàng bà con xa gần gì với trái dứa (khóm, thơm), cái bánh dừa có chút xíu mà từ ngoài vô trong chứa tới hai, ba loại dừa. Bánh dừa là món bánh nhà quê miền sông nước Tây Nam bộ. Thời tôi bảy tám tuổi, trưa nào cũng tầm hai giờ chiều là bà Bảy bánh dừa cũng bưng ngang hông một xịa bánh dừa nóng hổi đi ngang nhà rao ong óng: “Bánh dừa đơiiiiiii…!’, “Ai ăn bánh dừaaaaa…?” Nghĩ cũng ngộ, con nít xóm tôi, trưa ngủ dậy mắt còn mở không ra dính đầy ghèn, mặt ngu ngu mà người ta hay nói là “say ke”, đi chưn thấp chưn cao lết ra ngồi bệt xuống ngạch cửa cái trước nhà, ngóng ra đường chờ coi có ai bán bánh trái gì đi ngang là quay mặt vô ẹ ẹ đòi mua ăn….”

Bấm vào link dưới để đọc tiếp toàn bài:

“Mối thù” bánh dừa

“ĂN CHAY” BẤT ĐẮC DĨ

Trích:

“….

Thời gian đó cả nhà tôi không hề biết đến mùi vị những thức ăn như: tàu hủ chiên, nấm rơm, cá nục, cá lù đù… nên đã “sáng tác” ra những món mới có thể gọi là vô cùng kinh… ngạc cũng phải, mà gọi là kinh dị cũng đúng.

Tôi đi quanh quẩn các bãi cỏ trong xóm hái rau trái mọc hoang, ra ruộng lúa của người ta nhổ rau chóc đem về, nhận vô nồi cháo nấu lỏng bỏng toàn nước để cả nhà ăn độn….”

Bấm vào link dưới để đọc tiếp

https://www.treweekly.com/2019/04/22/van-hoc/an-chay-bat-dac-di/