BOT Ở VN: CƯỚP CỦA DÂN BẰNG BỘ MÁY CÔNG QUYỀN


Bài đã đăng báo Trẻ (Texas) ngày 12/12/2017 

1)- BOT là gì?

a). Các khái niệm:

– BOT là viết tắt của cụm từ Build – Operate – Transfer (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao). Khoản 3, Điều 3, Nghị định về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư Hợp đồng thì BOT hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Xây dựng xong, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định (được ghi rõ trong hợp dồng). Hết thời hạn, nhà đầu tư phải bàn giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, công trình không còn là tài sản riêng (quyền sở hữu) của nhà đầu tư, mà trở thành tài sản công (do nhà nước quản lý, sử dụng cho các mục đích dân sinh).

– Kết cấu hạ tầng có thể hiểu nôm na là các công trình cụ thể dùng để phục vụ xã hội. Ví dụ: Mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, giáo dục, y tế, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, thu gom và xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường.

Những công trình thuộc các loại kể trên được xây dựng theo hình thức “mời gọi đầu tư→ xây dựng→ kinh doanh→ bàn giao” thì đều là BOT.

– Có hai loại kinh doanh: Kinh doanh vật chất là làm ra hàng hóa tiêu dùng, làm ra vật cụ thể nào đó. Người kinh doanh thu lại tiền, người mua thì được tài sản, vật dụng; Kinh doanh phi vật chất: còn gọi là ngành nghề phục vụ, dịch vụ. Người kinh doanh đầu tư một thứ gì đó cho người khác sử dụng, hoặc làm một việc nào đó cho người sử dụng và thu tiền. Người mua dịch vụ được phục vụ ngay thời điểm đó nhưng không giữ lại được, không phải là vật dụng, tài sản. Ví dụ: Dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh phi vật chất, không khói.

Kinh tế học định nghĩa dịch vụ là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Dịch vụ là mọi tiện nghi một bên có thể cung cấp cho bên được cung cấp, chủ yếu là vô hình, phía được cung cấp thụ hưởng nhưng không dẫn đến quyền sở hữu bất cứ thứ gì.

b). Quản lý và sử dụng:

Những công trình giao thông (cầu, đường) xây dựng theo kiểu BOT bất kỳ ai sử dụng những con đường, cái cầu BOT lưu thông thì đều phải trả phí, đó là lẽ tất nhiên. Để thu tiền người tham gia lưu thông trên công trình của mình (tôi nhấn mạnh mấy chữ “lưu thông trên công trình của mình”) nhà đầu tư sẽ xây trạm thu phí ở hai đầu đường.

– Trong phạm vi bài viết này tôi không đề cập đến thời gian sử dụng và chuyển giao công trình, bởi lẽ nó được ghi rõ trong từng hợp đồng riêng của từng công trình cụ thể, ngắn dài tùy tính chất, quy mô và giá trị của công trình, và thời gian đó phải phù hợp quy định pháp luật về đầu tư BOT. Thời gian sử dụng công trình BOT cũng không phải là nội dung chủ đề hướng đến của bài viết này.

2)- Hệ thống đường bộ hiện hành ở Việt Nam gồm những gì?

Luật Giao Thông Đường Bộ, Chương III, Điều 39, Khoản 1 phân loại như sau:

a). Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực;

b). Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;

c). Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện;

d). Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã;

đ). Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;

e). Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khoản 2 quy định về thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:

a). Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;

b). Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);

c). Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;

d). Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã. (Hết trích)

Theo luật Việt Nam hiện hành, kinh phí của Quỹ Bảo trì đường bộ bao gồm: nguồn kinh phí của Quỹ Trung ương (TƯ) và nguồn kinh phí của Quỹ Địa phương. Trong đó, Quỹ TƯ gồm: Ngân sách TƯ cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách TƯ (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); ngân sách TƯ cấp bổ sung cho Quỹ TƯ; các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư số 60/2017/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, từ ngày 1/8/2017, kinh phí quản lý, bảo trì quốc lộ do Quỹ Trung ương bảo đảm; kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương do Quỹ địa phương bảo đảm.

Các Quỹ này ngoài nguồn thu là phí sử dụng đường bộ còn có tiền thuế của công dân nộp cho nhà nước hàng năm. Gọi chung hai khoản tiền này là ngân sách quốc gia.

3)- Kết luận:

a). Trách nhiệm xây dựng, duy tu, bảo trì đường quốc lộ, tỉnh lộ là của nhà nước, kinh phí thuộc ngân sách quốc gia, người dân sử dụng không phải trả phí thêm lần nào nữa;

b). Không ai được quyền cho phép đặt trạm BOT thu phí, không ai được quyền thu phí BOT trên những con đường được xây dựng, duy tu, bảo trì bằng kinh phí ngân sách quốc gia.

c). Có một nguyên tắc bất di bất dịch là anh sử dụng cái gì anh trả tiền cho cái đó, anh không sử dụng thì không phải trả tiền. Vì vậy, phương tiện cơ giới nào không sử dụng những con đường, cái cầu do chủ đầu tư tư nhân xây dựng, mà vẫn phải trả tiền thì đó là sự vô lý, bất công, trái pháp luật.

d). Hợp pháp hóa những trạm BOT trên đường quốc lộ, tỉnh lộ là một hình thức nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấu kết với phe cánh, nhóm lợi ích, dùng quyền lực nhà nước cướp tài sản (bắt buộc trả phí thứ mà dân không sử dụng của nhà đầu tư) của người dân Việt Nam.

Nam California, ngày 03 /12/2017

NBTD Tạ Phong Tần

Một suy nghĩ 4 thoughts on “BOT Ở VN: CƯỚP CỦA DÂN BẰNG BỘ MÁY CÔNG QUYỀN

  1. Bài viết phân tích rõ ràng… xin cảm ơn.
    Nhưng, đối với chế độ đảng csVN độc quyền cai trị thì luật pháp bao che đảng và quân đội nhân dân bảo vệ đảng csVN, lại có đám công an và côn đồ khủng bố. Cho nên người dân phải bị thua nặng. Dân không được kiện và lên tiếng không được gì .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.