THÔNG TIN KIỂU ĐẢNG


thaibinhKhoảng năm 1997, 1998 gì đó, khi Tạ Phong Tần còn là điều tra viên cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu, đảng viên chi bộ An ninh điều tra. Một hôm sếp (cũng là Bí thư chi bộ) kêu tập hợp tất cả đảng viên trong đơn vị lại phòng Tham mưu tổng hợp họp chi bộ gấp.

Có hơn chục người ngồi xung quanh cái bàn lớn.

Mở đầu, sếp nói: Vừa nhận được văn bản “trên” gởi xuống, kêu phải triển khai gấp. Để tôi đọc cho các đồng chí nghe. Ờ mà thôi, đồng chí Minh mắt tỏ hơn đọc đi cho nhanh.

Nói xong, sếp đưa tờ giấy A4 in chi chít chữ cho “đồng chí Minh”.

“Đồng chí Minh” cất giọng oang oang đọc. Đại ý nội dung vỏn vẹn trong 1 tờ giấy A4 đó là vừa rồi ở tỉnh Thái Bình ngoài Bắc có xảy ra cái vụ gì không biết, nhưng công văn kia cứ lặp đi lặp lại cụm từ “Sự kiện Thái Bình” và nhấn mạnh rằng cái “Sự kiện Thái Bình” kia là do “thế lực thù địch” xúi giục, là “bọn quá khích” gây rối, xâm phạm nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuyệt đối không để “thế lực thù địch” lợi dụng, kích động, không nghe theo “thế lực thù địch” xúi giục, v.v… và v.v… Cuối cùng ký tên Tổng bí Lê Khả Phiêu.

“Đồng chí Minh” đọc xong, “đồng chí” sếp tuyên bố giải tán cuộc họp chi bộ, tan hàng mạnh ai đi làm việc nấy.

Tôi hỏi thêm sếp:

– Sự kiện Thái Bình là gì vậy anh Sáu?.

– Tao cũng không biết luôn. Công văn thông báo vậy thì biết vậy thôi. – Sếp trả lời.

Tôi cứ thắc mắc không hiểu sao Thái Bình lâu nay vẫn được “đảng ta coi là “cái nôi của phong trào cách mạng”, là “hậu phương lớn cho miền Nam chống Mỹ”, “cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình…” , mà giờ lại nồng nặc mùi “phản động” quá dị chời.

Năm 2002 tôi mới được tiếp xúc với mạng internet và đọc được bài trên trang BBC tiếng Việt có đoạn như sau:

Một nhà nghiên cứu từ Hà Nội xin ẩn danh kể lại: “Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.

Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.”

Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”

Cuộc đầu tiên của tháng Tư có sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, là một cuộc đi bộ cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân.

Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.”

Đỉnh cao của đợt biến động tấn công bạo lực này là ba xã Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy. Hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung cán bộ xã.

Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy. Những người còn lại phải dùng hình thức tự vệ bằng vũ khí và sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.

Các ngày cuối tháng 6/97, nông dân ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy (5 trên 7 huyện, thị của Thái Bình) liên tục khiếu kiện về dân chủ và công bằng.

Họ đòi thanh tra và công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.”

Về phía người biểu tình, hơn 100 người được cho là những người tổ chức, cầm đầu lớn nhỏ các vụ việc bị bắt, tống giam.

Có tin một số trong số này bị chết trong tù do bị giam chung với thường phạm, điều được nữ văn sĩ bất đồng chính kiến Dương Thu Hương nói đến trên phương tiện truyền thông quốc tế ở nước ngoài vào đầu năm 2006 nhưng chưa có nguồn nào chính thức xác nhận hoặc bác bỏ.”

Có người bảo đây chính là một Thiên An Môn kiểu Việt Nam, lại tàn khốc hơn Thiên An Môn gấp ngàn lần.

Từ đó mới biết có báo Thanh Niên, Tiền Phong, Nhân Dân đăng để “định hướng dư lựng”, hóa ra nó không về đến được các vùng xa. Ti vi không xem được, đài không nghe được. Tổng bí nói úp úp mở mở chẳng hiểu mô tê gì hết á. Thông tin kiểu này chả trách đoẻng viên nghe theo đảng thì ngày càng mù mờ, ngu tợn.

Cho đến bây giờ, hàng ngàn nạn nhân cộng sản trong sự kiện Thái Bình họ tên gì, ai còn ai mất, người còn sống hiện nay thế nào vẫn chưa được dư luận biết đến rõ ràng. Tự dưng nhớ đến mấy câu thơ: “Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ/ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên”… Thiên đàng. Không biết những người cựu chiến binh Thái Bình ấy, linh hồn họ nếu có ở trên Thiên đàng, họ nghĩ gì khi ko chết vì bom đạn Mỹ, mà chết vì chính nhà tù cộng sản, chính cái chế độ mà họ bỏ cả tuổi thanh xuân ra bảo vệ, vun trồng cho nó.

Tạ Phong Tần

 

Một suy nghĩ 1 thoughts on “THÔNG TIN KIỂU ĐẢNG

  1. GIOC BA CHOP…TRUOC KHI GIAI THE KHOI CONG SAN LIEN XO …CUNG DA TU THU…
    LA NGUOI DA BO CA CUOC DOI …TUOI THANH XUAN CHO LY TUONG …CONG SAN…
    MA GIO DAY TINH NGO…VA TU THU…RANG:…CHE DO CONG SAN LA DOC TAI…TAN AC…VA XAO TRA…!!!…NGYUEN NHAN CUA MOI NGUYEN NHAN LA SU CAU KET CUA TAP DOAN LANH DAO NGU DOT …QUA DONG …NEN DA LUA DOI NHAN DAN…KE TU THOI LENIN…DEN LUC CAO CHUNG VA TAN RA…!!!…DUNG NGHE NHUNG GI CONG SAN NOI…MA HAY NHIN NHUNG GI CONG SAN LAM…!!1

    Đã thích bởi 1 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.