PHIÊN TÒA Ô NHỤC VÀ ĐÊ HÈN CỦA VIỆT CỘNG đối với dân PHAN RÍ CỬA


Trích bài báo:

“Ngày 23/7, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 10 bị cáo về tội Gây rối trật tự công cộng.

10 bị cáo bị xét xử gồm: Phạm Sang (26 tuổi), Ngô Đức Duyên (20 tuổi), Nguyễn Chương (23 tuổi), Đỗ Văn Ngọc (22 tuổi), Nguyễn Minh Kha (18 tuổi), Nguyễn Văn Mẹo (43 tuổi), Phan Thanh Nam (28 tuổi), Ngô Văn Đặt (29 tuổi), Nguyễn Ngọc Sang (22 tuổi) và Lê Văn Liêm (23 tuổi, cùng ngụ tại Bình Thuận). Những bị cáo đã có hành vi gây rối trật tự công cộng hôm 10/6 tại thị trấn Phan Rí Cửa” (Hết trích)

Điều 13 (Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự). Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Ngày 23/7/2018 xét xử sơ thẩm, nếu tất cả các bên (VKS cấp trên, Tòa án cấp trên, các bị cáo, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án) ko ai kháng cáo thì sau 15 ngày bản án sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật (Thứ Tư, ngày 17/8/2018). Nếu có ai đó kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm vẫn chưa có hiễu lực.
Cứ cho rằng ko ai kháng cáo, thì từ ngày 16/8/2018 trở về trước các bị cáo vẫn có đầy đủ quyền công dân, nhưng hình ảnh trong video cho thấy các bị cáo đã bị xúc phạm danh dự, xúc phạm thân thể, tra tấn tinh thần một cách trái pháp luật, qua các hành vi:
1- Buộc phải mặc quần áo đồng phục của phạm nhân (người phạm tội) chớ ko phải quần áo của chính bị cáo;
2- Bị xởn tóc đồng loạt theo kiểu phạm nhân;
3- Lực lượng áp giải các bị cáo (tay bị còng dính chùm vào nhau, ko có khả năng phản kháng) lại mặc áo giáp để thể hiện rằng bọn chúng sẳn sàng dùng vũ lực với các bị cáo.
4- Video ko hề thấy có bị cáo nào “nhận tội” nhưng vẫn chú thích bị cáo nhận tội là xúc phạm danh dự bị cáo;
5- Ko bị cáo nào có người bào chữa trong khi Hội đồng xét xử đã xác định “Các bị cáo đa số còn rất trẻ, học vấn thấp, có bị cáo không biết chữ.” Vậy họ làm cách nào đủ trình độ lý luận và hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ cho họ trước đám đầu trâu mặt ngựa đông đục, sát khí đằng đằng?

Cái gọi là “phiên tòa sơ thẩm” này chỉ là bằng chứng đánh dấu thêm vào trang sử ô nhục và đê hèn của nhà cầm quyền độc tài Việt cộng đối với dân đen mà thôi.

Hình và video của Zing.
-:-:-

Mời tham khảo thêm Điều 10 và Điều 11 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự:

Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.