FORMOSA HÃY LỰA CHỌN ĐI!


ChuXuanPham_FormosaBáo Tuổi Trẻ ngày 25/4/2016 đăng phát biểu của ông Chu Xuân Phàm – Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội trả lời phóng viên Tuổi Trẻ vào sáng 25/4/2016 về vụ cá chết hàng loạt bờ biển miền Trung Việt Nam: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”.

Trước hết, theo lời phát biểu (xem nguyên văn trên báo Tuổi Trẻ và clip) đại diện Formosa đã chính thức thừa nhận việc xả thải của Formosa làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển Việt Nam.

Ai cũng biết khi thằng cướp vào nhà khổ chủ, hắn dí dao (hoặc súng) vào đầu họ và quát: “Muốn sống thì đưa tiền (vàng, kim cương) đây. Một là đưa tiền, hai là cái mạng của mày, mày chọn cái nào. Nhanh lên!”. Phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm giống y như việc tên cướp nói với nạn nhân của nó vậy, nhưng còn tệ hơn ở chổ với tên cướp nếu chọn một điều kiện hắn đưa ra thì điều kiện còn lại có thể được đảm bảo vẹn toàn, với Formosa thì chọn điều kiện nào người dân cũng mất cả hai. Bởi lẽ, nếu chọn cá biển, tức môi trường sống, thì cái nhà máy của Formosa vẫn cứ nằm chình ình đó nhờ sự chống lưng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (có phép) tiếp tục gây ô nhiễm môi trường như tất cả những nhà máy của Trung Quốc khác trên toàn cõi Việt Nam; nếu chọn nhà máy thép thì trước mắt là mất biển, mà nhà máy thì vẫn là của Formosa chớ có phải của người dân Việt Nam đâu, ai được lợi chớ dân chẳng được cái gì. Coi như đằng nào dân cũng thua trắng tay trên sân nhà của mình.

Điều đáng nói kế tiếp là phát ngôn của đại diện Formosa hết sức ngang ngược, vào nhà người khác rồi đặt điều kiện bảo chủ nhà “chọn”, coi như “căn nhà” đã bị “đánh chiếm toàn bộ”, kẻ lạ đã làm chủ hoàn toàn nên mới có quyền ra lệnh giống tên cướp ở câu chuyện trên.

Còn nói rằng do nước xả là nước ngọt xả ra biển là nước mặn nên cá chết là rất vô lý, chẳng phải khu vực miền Tây Nam bộ mùa nắng nước mặn tràn vào sông làm cho sông trong đất liền trở thành nước lợ, mùa mưa nước sông lại tràn nước ngọt ra biển, nước trong sông ngọt còn nước ngoài cửa biển thì lợ, nhưng có thấy con tôm con cá nào chết hàng loạt do nước biển bị thay đổi độ mặn đâu?

Ngoài cá còn có các sinh vật biển đang sống ở đó, môi trường du lịch nữa, chớ đâu phải thí cho một số tiền để ngư dân chuyển nghề là xong? Người dân Việt Nam là chủ đất nước của mình, chớ không phải là những kẻ ăn xin.

Điều đáng lên án là cá chết trắng bờ biển như vậy mà cơ quan chức năng của phía Việt Nam không hề đem cá xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chết vì cái gì, hóa chất độc lại là hóa chất gì, mà cứ ngồi đó “suy luận”, thiệt là không giống ai.

Còn đau hơn khi báo Tuổi Trẻ cùng ngày tiếp tục thông tin “Ngày 25/4/2016, bà Nguyễn Thị Ngân, giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình xác nhận bệnh viện này vừa tiếp nhận một bệnh nhân tên Lê Văn Ngẩy (46 tuổi) quê tại Khánh Hòa và khi đến bệnh viện này thì bệnh nhân Ngẩy đã tử vong”. “Theo đó, bệnh nhân Ngẩy được đưa vào bệnh viện này vào khoảng 18g45 ngày 24-4. Khi vào bệnh viện, bệnh nhân đã tắt thở.

Cùng vào với bệnh nhân có một số người làm cùng với anh Ngẩy tại công ty Cổ phần xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế (Nibelc) đóng tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.

Những công nhân này cho biết anh Ngẩy là thợ lặn. Hai ngày trước đó anh Ngẩy có tham gia lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để xây dựng đê chắn sóng cho công trình này.

Khi về, anh Ngẩy thấy tức ngực, khó thở nên được đưa vào bệnh viện, sau đó thì tử vong”.

Một đồng nghiệp khác của nạn nhân Lê Văn Ngẩy là ông Nguyễn Thiếu (36 tuổi, quê Khánh Hòa), “đang là thợ lặn biển phục vụ việc xây dựng đê chắn sóng cho cảng nước sâu Sơn Dương (thuộc dự án Formosa, Hà Tĩnh)”.

Trao đổi qua điện thoại, ông Thiếu cho biết mình hiện đang làm thợ lặn thực hiện việc san lấp mặt bằng dưới đáy biển, hỗ trợ việc đổ bê tông. Kể từ ngày phát hiện cá biển chết hàng loạt, ông cùng nhiều người trong tổ lặn đều cảm thấy có dấu hiệu khác thường về sức khỏe sau mỗi ca làm việc.

“Mỗi lần lặn xong, lên bờ là cảm thấy mệt mỏi khác thường lắm. Da thì vàng hẳn lên và thấy choáng váng, tức ngực. Cứ như có thứ gì đó chạy rùng rùng trong người vậy” – ông Thiếu kể.

Báo điện tử Vietnamnet ngày 24/5/2016 cho biết thêm ngoài nạn nhân Lê Văn Ngẩy đã tử vong còn có năm đồng nghiệp khác của ông Ngẩy phải nhập viện vì tình trạng sức khỏe bất thường.

Trước đó đã có thông tin hàng loạt người ăn cá ngộ độc phải nhập viện cấp cứu, tại sao không lấy bệnh phẩm của người bệnh xét nghiệm? Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ở đâu mà im ru bà rù vậy? Pháp y đâu sao không thấy lên tiếng? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đâu? Hay Bộ trưởng đang bận ngửi lăng quăng? Bận hô hào dân chúng cứ ăn uống thoải mái vì “thực phẩm đều an toàn”? Hay Hội đồng giám định pháp y còn bận thưởng thức “Hậu duệ Mặt Trời” ở xứ nào, còn “hậu duệ” xứ mình mình thì… kệ mẹ nó? Hay Nguyễn Xuân Phúc còn bận “chỉ đạo” đàn áp người dân phản đối dự án của tập đoàn FLC sau khi cướp biển Thanh Hóa xong giờ kéo quân ra Quảng Bình?

Làm Thủ tướng một quốc gia mà hàng tuần sau khi xảy ra sự cố mới nói được một câu “giao UBND các tỉnh liên quan rà soát, thống kê mức độ thiệt hại và đề xuất biện pháp hỗ trợ ngư dân” thì thật là vô trách nhiệm, bất cứ ai cũng làm Thủ tướng được hết, không cần phải là đảng viên ưu tú của đảng cộng sản.

Bây giờ, cứ mở miệng ra là đại diện Formosa một điều “nhà nước”, hai điều “nhà nước”, đủ biết Formosa đang tự đắc cười ngạo nghễ có “nhà nước” chống lưng như thế nào. Nhưng Formosa quên rằng không phải cứ “nhà nước” thì muốn làm gì thì làm, “nhà nước” làm sai thì phải sửa, phải đóng cửa nhà máy, chớ không được đem con ngáo ộp “nhà nước” ra dọa dân. Cứ vào nước khác phi cộng sản mà làm kiểu đó thử xem dân nước đó họ có để cho yên không, nhà nước của quốc gia đó mà không theo ý dân thì chỉ còn đường chạy lên trời mà ở. Chính phủ của họ cũng nhanh chóng vào cuộc ngay chớ không phải như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cứ ấm a ấm ớ chạy lòng vòng bên ngoài, cho cấp dưới tuyên bố vô tội vạ để kéo dài thời gian. Thái độ phản ứng chậm chạp, làm lấy có của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khiến cho người ta bắt buộc phải đặt câu hỏi: Đất nước, môi trường sống, người dân quan trọng hơn hay nhà máy Formosa quan trọng hơn? Có gì khuất tất trong vấn đề này? Đằng sau cái giấy phép Formosa là bao nhiêu phầm trăm chia chác nên giờ phải “há miệng mắc quai”, “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”?

Hôm nay Formosa Vũng Áng tồn tại ngạo nghễ, ngày mai, ngày kia, tương lai Việt Nam sẽ còn rất nhiều Formosa khác “học tập theo tấm gương” mà cười ngạo nghễ trên đầu dân tộc Việt Nam.

Con đường duy nhất mà người dân Việt Nam phải chọn là tự cứu lấy mình, không phải để tên kẻ cướp vào nhà mình bắt mình phải chọn lựa, mà người dân Việt Nam phải bắt buộc Formosa chọn lựa: Một là sản xuất đảm bảo không ô nhiễm môi trường, Hai là nhổ cái nhà máy đó xéo ngay về cố quốc. Một Chính phủ không dám bảo vệ dân của mình trước thách thức của Formosa thì có xứng đáng vỗ ngực là “đại diện cho dân” nữa hay không? Người dân Việt Nam có quyền đòi hỏi Chính phủ mà không phục vụ cho dân thì Chính phủ đó hãy cút đi.

Tạ Phong Tần

 

Một suy nghĩ 5 thoughts on “FORMOSA HÃY LỰA CHỌN ĐI!

  1. Tần, anh thư nước Việt, xin ngả mũ ngưỡng mộ! Hãy vạch mặt lũ csvn giòi bọ ngu si bịp bợm gian manh tàn ác bú đít chệt nâng bi trois bateaux

    Thích

  2. Đây là câu nói bổ láo của thằng chệt mẩt dạy ,đúng luật hảng bồi thường và đống cưả và tên bộ trưởng phải vô tù rất buồn nước ta gặp toàn thằng giỏm không

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.