CHUYỆN CÁI WC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM


WCTrangTienTôi đã từng làm một chuyến du lịch bằng xe đò từ Sài Gòn ra đến cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn, vừa đi vừa về mất nửa tháng.

Sau chuyến đi, tôi rút ra kinh nghiệm rằng bất kể tôi là một người Việt Nam chính hiệu hay người nước ngoài cũng đều không nên du lịch ở Việt Nam, cho dù danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Việt Nam có đẹp đến bằng trời, nếu không muốn rước lấy sự phiền hà cho mình, vừa mất tiền vừa mang thêm nỗi ấm ức trong lòng làm cho con người mình nó già đi, mặt mũi hằn thêm vài nếp nhăn, hết cả đẹp.

Trong phạm vi bài viết này, tạm không nhắc đến những chuyện phiền phức khác như nơi ăn, ở, ngủ, nghỉ, tham quan du lịch, tôi chỉ gói gọn về chuyện cái WC mà thôi.

Nói theo ngôn ngữ nhà quê miền Nam cái “công trình kiến trúc” đó kêu là cái cầu tiêu, cầu tiểu, cầu tắm; gọi theo ngôn ngữ nhà quê miền Bắc là cái nhà xí, chuồng xí; nói theo ngôn ngữ Sài Gòn đó là cái nhà vệ sinh, cái công trình phụ, cái toilet hay cái WC; kêu theo ngôn ngữ của cư dân xứ Califonia Hoa Kỳ đó là cái restroom. Nói chung, gọi kiểu gì thì nó đều là nơi để mọi người “giải quyết nỗi buồn… đủ thứ”, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo hay quan điểm chính trị.

Ai kêu nó là “công trình phụ” là tùy quan điểm của họ, chớ quan điểm cá nhân tôi, tôi coi nó là “công trình chính”. Đến bất cứ chổ nào, nếu có ý định ngủ nghỉ lại, điều tôi quan tâm trước tiên là cái WC đó có sạch sẽ không, có đủ nước sạch dùng không, các loại khăn tắm, bàn chải, kem đánh răng… có hay không, rồi mới coi đến giường ngủ và các thứ khác như thế nào. Cẩn thận hơn, khi đi xa tôi luôn mang theo bên mình xà bông tắm, dầu gội, kem và bàn chải đánh răng, khăn tắm. Tại Sài Gòn, khách sạn 4 sao khu trung tâm mà trong phòng nghỉ của khách, những thứ đó toàn đồ rởm, bố ai dùng được, còn nước từ vòi sen chảy ra cứ như mưa phùn, không đủ để tắm cho sạch sẽ, thoải mái.

Tôi bắt đầu cuộc hành trình từ Nam ra Bắc cũng là bắt đầu “con đường đau khổ” của mình. Khu vực tỉnh Bình Dương, Đồng Nai thì còn đỡ, quán xá dọc đường vào dùng cơm xong, có thể dùng WC được, tuy không “đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm” nhưng trong phạm vi có thể chấp nhận dù không được hài lòng.

Chặng đường còn lại thì ôi thôi, suốt con đường dọc theo Quốc lộ 1A miền Trung và Bắc Trung Bộ, từ Hà Nội thẳng tiến ra Lạng Sơn, chao ôi, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quán ăn… những khu WC bé tẻo teo vỏn vẹn khoảng 2m2, cá biệt có nơi chỉ 1m2, và có đặc điểm chung là: không có giấy vệ sinh sẳn trong phòng, thiếu nước (hoặc không có nước) và bẩn chưa từng thấy, mùi hôi thối đặc trưng bốc lên nồng nặc, giấy vệ sinh vung vãi khắp nơi, thiệt là vô cùng khủng khiếp. Đi ra khỏi WC rồi mà cái mùi của nó như còn đeo đẳng, tôi ngờ rằng nó ám vào quần áo hay giày dép của mình.

Anh tài xế chở khách đi đặc biệt vui tánh, trước khi lên xe anh nhắc nhở từng người phải đi vệ sinh trước rồi hãy lên xe. Nhìn qua nhìn lại không thấy WC ở đâu, hỏi anh thường xuyên đưa khách đi nhiều biết chổ nào không? Anh trả lời: “Chổ này lớn lắm” rồi chỉ ra ngoài cánh đồng “Coi bụi cây nào kín đáo cứ xả đại đi, hổng ai nói gì đâu”. Ngồi yên vị trên xe, anh lại thông báo: “Nhà xe có phát cho khách mỗi người một chai nước nước suối, cho đến chặn nghỉ tiếp theo sẽ có chai nước khác, nhưng mà theo tui thì quý khách đừng nên uống hoặc uống vài hớp thôi nếu khát quá, đường còn xa, tới chổ nào vắng vẻ tui mới dừng xe lại cho quý khách xuống đi vệ sinh được”.

Xe chạy bon bon đến chổ theo anh tài xế là “vắng vẻ”, anh ngừng xe lại, bước xuống vỗ vỗ hai bàn tay vào nhau kêu bôm bốp, gọi rất to: “Xuống xe xả nước cứu thân đi bà con ơi”. “Xả nước cứu thân” chớ hổng phải “xả thân cứu nước” đâu à nghen, đừng nghe ba chớp ba nháng rồi tưởng bở!

Tham quan mấy chổ như Tháp Chàm, làng mỹ nghệ đá Non Nước (Đà Nẵng), khu di tích cung đình Huế, phố cổ Hội An (Quảng Nam), động Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Trị), động Tam Thanh, di tích nàng Tô Thị (Lạng Sơn)… thiệt là những nơi “bước đi một bước dây dây lại dừng”, nhưng không đi cũng kẹt lắm, du khách chưa coi được cái gì ra đầu ra đũa thỏa mãn con mắt hay chưa kịp mua sắm đồ lưu niệm xong đã phải vội vàng trở về khách sạn vì… hết chịu nổi, không đi cho nhanh thì có nguy cơ… vãi cả ra quần.

Tôi vào động Phong Nha, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, được cơ quan quản lý di tích bố trí thêm một số đèn màu bên trong, làm cho thêm phần lung linh huyền ảo. Chụp hình, quay phim lên đẹp lắm, cũng bởi phim, ảnh thì không có mùi. Chớ trong động này, những chổ vắng người qua lại, ngóc nghách khuất khuất một chút đều là “WC thiên nhiên” hết. Chớ biết làm sao bây giờ, đi cũng dở mà ở cũng không xong, muốn ra cũng phải chờ đến chuyến đò mới ra được, chớ đâu có thể nhảy xuống nước mà bơi vô bờ. Tôi cũng đã bất đắc dĩ mà dùng cái “WC thiên nhiên” ấy. Nói như phim Hàn Quốc hay chiếu trên truyền hình Việt Nam là: “Thành thật xin lỗi quý vị. Chúng tôi đã cố gắng hết sức” mà không thể nào nhịn lâu hơn được.

Thật quá sức ngạc nhiên khi ngay giữa thủ đô Hà Nội mà chỉ có 12 địa chỉ nhà vệ sinh công cộng. Ngay trung tâm Sài Gòn, những nơi gọi là công viên, vườn hoa… vào cổng không bán vé thì không có cái nhà vệ sinh công cộng nào. Ngày Tết, muốn “giải quyết nỗi buồn” tôi phải vào các quán ăn sang trọng có phòng ăn thiết kế máy lạnh để gọi một món gì đó (dù không muốn ăn) với giá rẻ nhất trên thực đơn, trong khi chờ đợi nhân viên phục vụ đem thức ăn ra thì “tranh thủ” vào WC. Tính ra, tiền thức ăn, tiền khăn giấy (để vào nhà WC chưa đầy 5 phút) tròm trèm 100 ngàn đồng tiền Việt, thật không rẻ chút nào cho một việc rất là đơn giản nếu bạn ở Hoa Kỳ, nhưng vô cùng phức tạp nếu bạn ở Việt Nam.

May mắn hơn, bạn đang ở trong một khu chợ, tất nhiên khu chợ nào cũng có WC với đặc điểm “bẩn chưa từng thấy”, bạn phải trả tiền để vào cửa. Trả tiền để được phục vụ tốt là điều ai cũng mong muốn, tôi cũng sẳn sàng trả tiền, nhưng bạn sẽ được người quản lý nhà WC ngắt một đoạn giấy vệ sinh dài chừng nửa mét màu xanh lá cây (loại giấy rẻ tiền nhất ở Việt Nam) đưa cho bạn, trong phòng WC không hề có giấy vệ sinh để sẳn cho bạn dùng, và nước sạch là chuyện ảo tưởng như “làm ác mà mơ lên Thiên đàng” vậy.

Tôi đã “chu du” các nhà vệ sinh công cộng ở công viên, bến xe New York, Washington DC, Califonia (Hoa Kỳ). Tất cả các nơi này đều có điểm chung là khách sử dụng không phải trả tiền, bên trong trắng toát sạch sẽ không có mùi, giấy vệ sinh để sẳn từng cuộn to cũng trắng tinh, bên ngoài chổ rửa tay có xà bông, nước nóng và giấy lau tay. Các quán ăn, nhà hàng thì không phải nói, họ bán hàng cho bạn, tất nhiên phòng WC của họ phục vụ bạn đến “tận răng”, không có điều gì khiến bạn phải phàn nàn.

Khi nào Việt Nam cải thiện được tình trạng phục vụ khách du lịch “giải quyết nỗi buồn” được như xứ Mỹ, lúc đó hẳn bàn đến chuyện làm thế nào để thu hút du khách quay trở lại Việt Nam.

Tạ Phong Tần

Một suy nghĩ 15 thoughts on “CHUYỆN CÁI WC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

  1. Tôi đi chu du nước ngoài củng nhiều. Còn ở Việt Nam thì đến tận Trung Quốc vô thẳng Tử Cấm Thành luôn. Trong Tử Cấm thành củng có nhà vệ sinh năm sao ***** cho du khách. Trước khi vô nhà vệ sinh củng có văn phòng nhân viên ” coi nhà vệ sinh “. Vậy mà nhà vệ sinh tập thể nghiả là đi tiểu trên đường rảnh cho nước cuốn đi ! Hôi rình khai ngấy ! Hồi tôi làm trong bệnh viện, một ông bạn BS người Pháp nói với tôi ” Nước mầy đẹp lắm ! ” ( Beautiful country ). Đẹp thì có đẹp thật nhưng mà dơ lắm !

    Đã thích bởi 2 người

  2. Du khách quốc tế Âu Mỹ Nhật đến VN du lịch là để được dịp tận hưởng sự khác biệt tuyệt vời giửa 2 nền văn hoá vệ sinh đó. Văn hoá XHCN mà. “Ăn thì nhiều, chứ ị thì bao nhiêu. Lần về VN lúc truo73c khi con tôi còn nhỏ. Nó đã ói thóc ra tất cả thứ nó vừa mới ăn xong, khi vừa bước ra khỏi nhà vệ sinh công cộng Đầm Sen. Còn kỹ niệm nhớ đời nhất của tôi là chuyến du lịch thủ đô Hà Nội mến yêu vừa đi tìm phòng vệ sinh công cộng sao khi bị vi trùng trong bánh cống Tây Hồ chui vào bụng làm quen. Tôi đã vừa đi vừa tìm WC và trong đầu chĩ với 1 ao ước duy nhất là “cầu xin đừng cho rớt ra quần khi chưa ngồi được vào bồn cầu ngàn năm văn vật của Thủ đô mến yêu”

    Đã thích bởi 2 người

    • Cho nên khách ngoại quốc đến VN đều 1 đi ko trở lại, lượng du khách ngoại VN thua xa cả CPC. Vậy mà vẫn có một số người lúc nào cũng ca bài “vẻ đẹp bất tận”. Thiệt là “thủ dâm tư tưởng”.

      Thích

  3. Mình ở châu Âu cũng quen rồi, và mình ăn ở sh ở Vn cũng như châu Âu, nhất là vệ sinh. Ở mình bẩn thật! (KHÔNG TƯỞNG ĐƯỢC), Nhưng để lấy tiêu chí so sánh Vn với Mỹ thì không được đâu chị Phong Tần ơi, tôi chỉ dám so sánh với Lào, Campuchia thôi, những khu ấy họ đã hơn hẳn xứ mình!

    Đã thích bởi 1 người

    • Làm sao mà so sánh nhà vệ sinh ở Việt Nam với ” rest room ” ở Mỷ được. Nhà vệ sinh ở Âu châu còn chưa qua mặt ” rest room ” của Mỷ mà nhiều nơi ở Âu châu còn phải trả phí nửa. Tôi đi ăn tối ở một nhà hàng ở downtown Chicago ( Cố Công nương Diana Anh Quốc có đến đây ). vào cái rest room của nó như cái phòng khách hạng sang. Trong đó có đặt một ghế dài rất đẹp để khách ngồi nghỉ. Ha ha !!

      Đã thích bởi 2 người

    • Phải thấy cái người ta hơn mình để phấn đấu vươn lên. Chớ so với thằng thua mình thì bao giờ mới tiến bộ được. Chẳng khác nào nói ngày xưa đi chân đất, giờ mang dép râu là được rồi, cần quái gì mang giày da kiểu Tây nữa.

      Đã thích bởi 1 người

  4. Toi rat muon ve Vn di mot chuyen du lich tu Nam ra Bac nhung nghi den chuyen ” dai su” toi nghi lai ma ko dam di. O ben My doc tren duong cao toc cho nao cung co ” Lang Bac” xay that ” vi dai”, ra vao thoai mai ko phai xep hang, ma con sach se , ve sinh. Nguoi A chau minh coi thuong chuyen ” dai su” cho nen ko chu trong vao viec xay cat ” Lang Bac ” cho hop ve sinh. Ngay ca tren nuoc My, khi vo Pho Tau( ChinaTown) ” lang Bac” cho nao cung ban thiu , hoi thoi, nen moi khi nghi den chuyen ” tham Bac” la thay ron toc gay.

    Thích

  5. Lần về VN thăm nhà. Cách đây gần 6 năm, nhớ đêm đi theo xe ambulance chở bà chị vợ bị xuất huyết não vào bệnh viện công khá lớn là bệnh viện Quân Khu 7 ở quận Tân Bình thì phải, tôi không nhớ rõ. Mọi người phải ngủ ngoài hành lang bệnh viện đêm đó. Mổi lần đi WC là tôi phãi đọc câu thần chú này lẩm bẩm trong đầu : “Mầy đang ở Việt Nam đó nghe!”. Vì bước vào trong nhà vệ sinh trong khuôn viên thuộc về bệnh viện. Một phụ nữ tuỗi khoãng ngũ tuần, ngồi cách khoảng 1 mét ngay trước mấy phòng WC bán vé vào cửa WC. Đi tiểu thì trã rẽ hơn là đi tiêu. Nhưng đi tiêu thì được phát thêm tiêu chuẫn 1 mét giấy chùi. Bạn biết không tôi đã ngồi vào toilet như đang bị tra tấn hình sự vì không dám làm gì lớn như là đang đi ăn trộm vậy. Vì nếu không mỗi tiếng động nhõ tôi tạo ra trong toilet thì chị bán vé đang ngồi trước cửa toilet của tôi có thễ nghe được mồn một đó. Trong đời tôi đã có lần nào vào nhà vệ sinh mà có người quan tâm đến tôi mà ngồi sát trước cửa WC để chờ tôi, như lần đó đâu!!! Việt Nam ngàn năm văn vật, đã cho tôi những kinh nghiệm sống thật rất tuyệt vời, mà không nơi nào có được đó các bạn!!!

    Thích

  6. VN thế là phải rồi, làm sao mà so sánh được với các nước tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên nếu muốn phê bình cái gì thì mình cũng không nên chỉ nói những cái tiêu cực mà cần phải nó lên những cái tích cực của nó, thí dụ như ở Tp Hồ Chí Minh vào nâm 2014 đã có 170 nhà vệ sinh công cộng chủ yếu được đặt ở các công viên, trong đó có 11 nhà vệ sinh miễn phí theo tiêu chuẫn 4 hoặc 5 sao do ngân hàng sacobank tài trợ, mỗi nhà vệ sinh đều có 2 bên riêng biệt dành cho nam và nử, mỗi nhà vệ sinh đều có nhân viên phục vụ, khách vào nhà vệ sinh không phải trả tiền, nhân viên mặc đồng phục của ngân hàng Sacombank, tuy nhiên khách không được mang giầy dép của mình vào nhà vệ sinh mà bắt buộc phải thay đôi dép của nhà vệ sinh, nhân viên pgục vụ sẽ hỏi khách là đi tiêu hay đi tiểu, nếu là đi tiêu thì khách sẽ nhận được một sấp giáy vệ sinh vừa đủ dùng, sau khi khách rời khỏi nhà vệ sinh thì nhân viên phục vụ kiểm tra lại xem bị dơ chổ nào thì lau chùi sạch ngay

    Thích

    • Xin lỗi các hạ. Tại hạ ko có nghĩa vụ làm báo kiểu “lề phải” theo quy định của đảng cộng sản là tỷ lệ 3 xấu 7 tốt. Tâng bốc thì báo “lề phải” làm hết rồi, ko đến lượt tại hạ, tại hạ ko rảnh đi tâng bốc.

      Đã thích bởi 1 người

  7. Một kỷ niệm
    Khoảng hai năm trước, tôi và anh bạn ra phi trường đón cô cháu gái của anh ta từ VN qua Mỹ học. Trên một đại lô, chúng tôi tạt vào một nhà vệ sinh công cộng khá đẹp và rộng lớn. Cô cháu gái hỏi: ” Nhà cậu sao to thế? Sao nhiều xe hơi thế? Anh bạn tôi vừa cười vừa trả lời một cách diễu cợt: ” Lăng Ba Đình đó con ạ. Vào làm vệ sinh đi.” Cô gái không hiểu, nên khi bước xuống xe còn xách theo hành lý. Anh bạn phải nói rõ hơn là nhà vệ sinh công cộng, lúc đó cô gái mới hiểu. Sau khi mọi người làm vệ sinh xong, lên xe chuẩn bị khởi hành, cô gái quay đầu ngó ông cậu ruột đang đề máy xe, rồi nói một cách rất tự nhiên: ” Cậu ơi, nhà vệ sinh ở Mỹ sạch hơn nhà con ở VN đó cậu.” Hai chúng tôi như chết lịm người vì sự so sánh nhà ở với nhà vệ sinh công cộng. Im lặng một lúc lâu, anh bạn tôi ngó sang cô cháu gái và nói: ” Đó (nhà vệ sinh công cộng) là mặt mũi của một chế độ đó cháu ạ.

    Thích

    • Ở VN có câu: “Ăn nhiều chớ ở bao nhiêu”, ở Mỹ ngược lại, ăn ko bao nhiêu, ở thì nhiều. Vì vậy mà từ nhà vệ sinh đến chổ ở rất đàng hoàng tử tế, sạch sẽ còn ăn thì có thể gặp gì ăn nấy, qua loa đại khái cũng được.

      Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.