“TẬP TƯỚC” HÀNG LOẠT CÔNG KHAI: SỰ HOẢNG LOẠN CỦA CSVN


Nguyên Xuân Anh - Con Nguyễn Văn Chi
Nguyên Xuân Anh – Con Nguyễn Văn Chi

Tháng 9 năm 2007, tôi đã viết bài “Chủ nghĩa phong kiến tập tước” đăng lên trang blog “Công Lý & Sự Thật”, có đoạn như sau:

Cụm từ “chế độ” có hai nghĩa: Thứ nhất, là hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, v.v… của xã hội. Ví dụ: Chế độ phong kiến, Chế độ người bóc lột người. Thứ hai, là toàn bộ nói chung những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Ví dụ: Chế độ ăn uống của người bệnh, chế độ khen thưởng, chế độ quản lí xí nghiệp… Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ dùng cụm từ “chế độ” theo nghĩa thứ nhất.

Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wiktionary: Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ chuyển ngữ từ chữ féodalité (hoặc féodalisme), một chữ bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng La tinh, nghĩa là “lãnh địa cha truyền con nối”.

Trung Quốc thời Tây Chu cũng có chế độ vua Chu đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là “phong kiến thân thích”. Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ “phong kiến” để dịch chữ féodalité. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó.

Tập tước là nói đến việc con cháu nhà phong kiến được phong tước theo tước của ông cha.

Ví dụ:

“Khi nghe tin Vua Trang Tôn được Nguyễn Kim phù tá, khởi lên làm việc trung hưng ở Thanh Hóa, Vũ Văn Mật bèn sai người đến chỗ hành tại dâng lễ vật và sớ văn xin được vì Nhà Lê trừ Họ Mạc. Vua Lê bèn phong cho Vũ Văn Mật làm Tây An Vương, cho con cháu được tập tước, và văn thư của triều đình ban xuống đều gọi là Tây An Vương một cách trịnh trọng…

Lê Trương Hiếu Hải- Con Lê Thanh Hải - Có
Lê Trương Hải Hiếu- Con Lê Thanh Hải – Có “thành tích” cùng với lực lượng “côn đồ có thẻ đỏ” đàn áp biểu tình năm 2007 ở SG

Vũ Văn Mật mất, con là Vũ Công Kỷ tập tước Nhân Quốc Công (ngang đời Mạc Phúc Nguyên). Vũ Công Kỷ mất, con là Vũ Đức Cung tập tước Hòa Quốc Công (ngang đời Mạc Mậu Hợp). Vũ Đức Cung mất, con là Vũ Công Ứng lên thay, tập tước Thụy Quận Công (ngang đời Mạc Mâu Hợp và Mạc Kính Cung). Vũ Công Ứng mất, con là Vũ Công Sực tập tước Tống Quận Công (ngang đời Mạc Kính Khoan). Vũ Công Sực bị kẻ bộ tướng là Ma Phúc Tường giết và cướp quyền (ngang đời Mạc Kính Vũ). Sau đó các bộ lạc lại nổi lên giết Ma Phúc Tường để trả lại quyền cho con Vũ Công Sực là Vũ Công Tuấn. Theo lệ thường, Công Tuấn lại sai người về Đông Đô triều cống và cầu phong”. (Theo sách “Đặng Vũ Phả ký” của Đặng Phương Nghi).

Trong chế độ phong kiến, tập tước là một biện pháp bảo vệ đặc quyền đặc lợi, thâu tóm quyền lực chính trị từ đời này sang đời khác cho một nhóm xã hội, cho nên dù có tài hay bất tài thì con cháu các cụ cũng đều làm quan chức, quan cấp trung ương thì con cháu tập tước cấp trung ương, quan lại cấp địa phương thì con cháu tập tước cấp địa phương; thường dân dù tài giỏi đến mấy cũng ít có cơ hội chen chân vào chốn quan trường để thi thố tài năng.

Tuy nhiên, chế độ phong kiến vẫn mở một cánh cửa nhỏ để tuyển chọn nhân tài trong nhân dân tầng lớp dưới để phục vụ cho quyền lợi giai cấp mình, đó là chế độ thi tuyển quan lại. Thường dân xuất thân bần hàn, có tài, có đức qua được các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình vẫn có thể thoắt một cái trở thành Phụ chính Đại thần ở cấp trung ương mà không cần xét lý lịch ba đời. Nhờ vậy, Việt Nam mới có Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Trạng nguyên Lương Thế Vinh… làm lân bang nể phục, rạng danh đất Việt.

Thời xưa, tập tước chỉ được tiến hành khi người thân mang tước vị đã chết, con cháu mới được thay làm chức ấy.

Nguyễn Bá Cảnh - Con Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Cảnh – Con Nguyễn Bá Thanh

Thời nay, tập tước không cần người thân phải chết mới được thay chức, mà ngược lại, người thân đang còn tại vị quyền cao chức trọng mới được “tập tước” ở chổ khác chức vụ thấp hơn một tẹo, hoặc đưa đi “cắm” ở đâu đó chờ ngày ngoi lên chổ cao hơn; nếu “quan ông” (hoặc “quan bà”, “quan cha”, “quan mẹ”) mà lỡ đi theo tổ tiên ông bà thì con cháu cụt đường “tập tước”, trường hợp nếu có “tập” rồi mà không cùng phe cánh cũng bị đá văng ra ngay lập tức. Vì vậy, tập tước thời hiện đại cũng đóng chặt luôn cánh cửa nhỏ mà Nhà nước phong kiến thời xưa đã mở ra để chiêu nạp hiền tài. Nên cũng đừng lấy làm lạ khi thấy xã hội xuất hiện quá nhiều “Vô tình kiếm khách” sau hàng chục năm “luyện công” trong “Việt Nam cộng sản cốc” thì ra đi “phiêu bạt giang hồ”. Kẻ ẩn cư né tránh sự đời, “Trôi dạt dám mong gì vấn vít/ Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây/Tỉ tê gợi tới niềm tâm sự/ Cúi mặt soi gương chén rượu đầy”. Người thì “Oán đã bao la, hận đã nhiều”, hầm hầm vung kiếm lên đòi thanh toán “cốc chủ”.

Nguyễn Thanh Nghị con trai đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên như “bắn hỏa tiễn Tomahawk”, chớ nói “diều gặp gió” e rằng không đúng tốc độ. Trong vòng có bốn năm, từ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nghị được “bắn liên thanh” lên chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, rồi Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, nghiễm nhiên là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, gần như chắc chắn sẽ là Ủy viên Trung ương chính thức tại Đại hội Đảng toàn quốc 2016.

Em trai ông Nghị, Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020. Ở Việt Nam, tốt nghiệp Đại học xong (nếu học đúng tuổi và học giỏi) trẻ nhất cũng 22 tuổi.

Nguyễn Minh Triết - Con Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Minh Triết – Con Nguyễn Tấn Dũng

Theo BBC, Nguyễn Minh Triết “du học ở Anh từ năm 2004 để học dự bị đại học, đến năm 2006, ông Nguyễn Minh Triết vào Đại học Queen Mary, London, học ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy cho đến năm 2009. Học xong về nước, ông Triết được sắp xếp công tác ở Trung ương Đoàn trước khi về Bình Định. Ông đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đưa vào tỉnh ủy Bình Định từ cuối năm 2014, khi mới 24 tuổi”. Chẳng hiểu cái nghề Nguyễn Minh Triết theo học và việc làm công tác “ăn chơi nhảy múa” ở Trung tương Đoàn có liên quan như thế nào với nhau, rút được “kinh nghiệm” gì trong thời gian công tác mà sau có vài năm đã “bắn” lên chức vụ Tỉnh ủy viên Bình Định, chiếc ghế mà nhiều vị “đầu hai thứ tóc” có mơ cũng không với tới.

Thành phố lớn thứ ba Việt Nam là Đà Nẵng cũng có hai vị được “tập tước”. Vị thứ nhất là Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, hiện là bí thư tỉnh thành trẻ nhất Việt Nam. Vị thứ hai là Nguyễn Bá Cảnh, 32 tuổi, con trai cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh.

Trước thềm Đại hội Đảng, Cộng sản Việt Nam tập tước cho con cháu các vị “tai to mặt bự” rầm rộ, không cần e dè, không cần lấy cái mặt nạ “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” ra che đậy nữa. Bởi lẽ nếu cứ che đậy, “làm hàng”, để kiếm chác lòng tin của người dân Việt Nam thì vừa mất nhiều công sức và mất nhiều thời gian lắm lắm. Các vị chóp bu trung ương đảng cũng hiểu rằng “thời kỳ quá đã” của họ đã sắp sửa tiêu vong, nên cần nhanh chóng ra tay “cướp, vét, hốt” thật nhanh chóng, mà muốn thực hiện được mục tiêu đó trước tiên phải là “người có chức vụ quyền hạn” thì mới có điều kiện “cướp, vét, hốt” được, chức vụ càng cao, điều kiện càng nhiều.

Tức cảnh sinh… sự, Tạ Phong Tần có thơ rằng:

Đang từ chức vụ là “thằng”/

“Bắn” cho một phát bỗng thăng lên trời/

Dân tình nhìn thấy hỡi ơi/

Báo chí cả nước mọp đầu kêu “ông”

Tạ Phong Tần

Một suy nghĩ 11 thoughts on ““TẬP TƯỚC” HÀNG LOẠT CÔNG KHAI: SỰ HOẢNG LOẠN CỦA CSVN

  1. ” Đừng có nghe nhửng gì cộng sản nói mà hảy nhìn nhửng gì cộng sản làm ” nghỉa là làm sao ?. Nghỉa là các ông nới một đường làm một ngả khác có lợi cho các ông đó.

    Thích

  2. Cô Tạ Phong Tần,
    Bài viết của cô viết rất đặc sắc và dẫn chứng minh bạch, rõ ràng .Đồng cảm với cô tôi kèm bài thơ “Cóc” để chia xẻ cùng cô nhé .
    Chúc cô khỏe hồn mạnh xác hầu có sức đập bọn quỷ sứ phá hại nước nhà . Tôi già rồi, hy vọng ở cô nhiều,nhiều lắm . Thân mến Mai Huỳnh
    TRƠ MẮT ẾCH
    (Nhân đọc bài của Nam Thi trong Tuần Tin Thanh Niên số 89/87 đầu tháng 11/87 về việc Nguyễn mạnh Huy (Qui Nhơn), Huỳnh nguyễn Hoàng, Phan vĩnh Hiệp (Huế, Quảng Nam) vì lý do lý lịch, không được nhập học Đại Học mặc dù các cháu thi đậu điểm cao).
    *
    Giang sơn gấm vóc chẳng riêng ai
    Ỷ thế hoành hành thật đã tay !…
    Tiếng khóc than van nào chột dạ
    Còn cười biếm nhẻ vẫn ngoài tai !
    Hưng thời có chức giành “ưu’’ hết,
    Thất thế cô thân chịu ‘’thiệt’’ hoài.
    Số phận dân đen là thế đấy,
    Đành cam tối mịt ở tương lai !!!…
    Mai Huỳnh (Sàigòn, 02-11-1.987)

    GIA PHẢ Vịnh
    *
    Dòng dõi nhà ta mạng đế vương,
    Trâm anh thế phiệt nối tông đường.
    Nơi ngon béo bở tha hồ ‘’chộp ‘’,
    Chốn dở chua cay bố thí ‘’nhường’’.
    Thân thuộc họ hàng đều thắt chặt,
    Người dưng lạ quắc cớ sao thương !
    Ồ hay nội ngọai đồng qui tụ,
    Dưới trướng gia đình đậm thấm hương!..(1)
    Mai Huỳnh (Sàigòn, 02-11-1.987)
    Chú thích:(1) Xem TT số 60/94 (2194) ngày 26-5-94 trang 3 bài của Huy Đức về việc Nguyễn hữu Thắng, Giám Đốc Công Ty Kỹ Nghệ Lạnh, em ruột là Nguyễn hữu Bình Gíám Đốc Costoship đều là con Nguyễn hồng Cẩn,Thứ Trưởng Bộ Hải Sản tham nhũng hàng trăm ngàn đô la Mỹ (USD).
    -Xem TT số 65/94 (2199) ngày 07-6-94 trang 3 bài của Lâm võ Hoàng

    Thích

    • Cám ơn bác quan tâm và chúc sức khỏe. Theo ý cháu thì các em ấy nên mừng mới đúng. Thời buổi bây giờ mà còn đâm đầu vào những chổ ấy cho nó xét lý lịch thì chứng tỏ tư tưởng còn lạc hậu, mê muội học thuyết cộng sản lắm, nếu được tuyển cũng là công cụ bảo vệ cái ghế của những tên sâu dâ mọt nước, phí cả đời

      Thích

      • Cô Tạ Phong Tần mến,
        Cô nói thế tội nghiệp đám trẻ cùng thời với cô, hoặc sau cô . Chắc cô còn nhớ ca dao Việt Nam: “Trẻ khôn qua, già lú lẫn”, hay câu dân gian thường nói “hậu sanh khả úy”. Thời tôi học có câu treo băng-rôn “ngày nay học tập, ngày mai giúp đời “. Nhưng chế độ cộng sản chọn trường học để đầu độc thuyết cộng sản, vì thế các giờ học môn chính trị nhiều hơn môn khác và là môn chánh trong các môn học (loại sử ký, …).
        Cô qua Mỹ thấy xe buýt vàng chỡ học sinh và bên hông xe có hai chữ “First Student”, nên nước Mỹ tiến bộ về KHOA HỌC, KỸ THUẬT không ngừng và đứng đầu thế giới nữa . Thành thử đám trẻ chui đầu vô trường học là đều đáng mừng . Nhưng người cộng sản Việt Nam có tư tưởng bảo thủ giống các vị quan thời vua Tự Đức (ngoại trừ Phan Thanh Giản) cùng thời Minh Trị Thiên Hoàng (Nhật). Bây giờ tái diễn ….
        Đất nước chúng ta thụt lùi cũng phải thôi . Mời cô xem bài thơ “Cóc” tiếp với nhân tài được chứng minh qua thơ sau đây:

        NHÂN TÀI VỊNH (1)
        *
        1. Gia đình ” liệt cốt “dễ trơn tru, (2)
        Cộng sản vừa vô trọn cấp ‘’tu’’ (3)
        Nhập học Trung Y mà miễn tuyển, (3a)
        Thành tài Bác sĩ hệ chuyên tu. (4)
        Cái danh tươm mật bầy ruồi bám,
        Còn lợi tanh hôi đám kiến bu.
        Đất nước nhân tài tầm cỡ vậy,
        Hùng Vương sống lại khóc hu hu!!!…

        2. ‘’Tam tộc tru di’’ quả đấm thù…
        Nương vào ‘’đảng tịch’’ sẽ êm ru
        Đường theo Bác sĩ qua y tá, (5)
        Dẫn dắt nghề heo đạt chóp bu. (6)
        ‘’Ngụy rặt, dân ngu’’ càng triệt hẳn (7)
        ‘’Cô chiêu, cậu ấm’’ được nâng bù. (7)
        Thương cho đất Việt thời suy mạt,
        Tuổi trẻ trời Nam ngập cảnh mù!!!…
        MAI HUỲNH
        (Sàigòn, ngày 14/01/89)

        Chú thích:(1) Xem bài của Hoàng thiếu Phủ ở Tuổi Trẻ Cười số 64 năm 1989.
        (2) Tiếng chế nhạo móc lò của dân gian mà Việt cộng (Vc) gọi là ” liệt sĩ “.
        (3 và 3a) Ý nói cấp 2 đọc theo tiếng Anh, tương đương lớp 9 tức là Middle School. Các cô chiêu, cậu ấm này vừa xong cấp 2 liền được nhập học Trung Y miễn thi tuyển (Vc gọi là y sĩ trung cấp xem như Cán Sự Điều Dưỡng của chúng ta. Nhưng thời đệ II VNCH phải tốt nghiệp Tú Tài II và qua cuộc thi tuyển). Rồi ba năm sau, đám cô cậu này được đi học hệ chuyên tu thêm ba, bốn năm nữa để trở thành chánh hiệu Bác sĩ (Không rõ có trình Luận Án Tiến sĩ Y khoa chăng???…)
        (4) Xem Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 49/91 ngày 15/12/91 trang 4 của Hàng chức Nguyên viết:”Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”
        (5) Cố Trần Kịch là bác sĩ Vc, nguyên quán quận Cần Đước, tỉnh Long An, và Trưởng Trạm Chống Lao quận Bình Thạnh đường Đinh tiên Hoàng (trước kia Lê văn Duyệt) từ năm1975 đến 1992. Theo các anh vợ của tác giả cho biết anh Tư Kịch chỉ học lớp Ba trường làng (élémentaire, or elementary) là tối đa.
        (6) Ý nói đến thân thế và sự nghiệp cựu Thủ Tướng Vc, sau Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Đỗ Mười.
        (7) Ý nói đến cháu Nguyễn mạnh Huy thi đậu Đại Học Sàigòn 3 lần với điểm cao hơn điểm tiêu chuẩn (chuẩn 20,5 mà Huy 26,5), vẫn bị Giám Đốc Sở Giáo Dục Nghĩa Bình gạt tên nhập học Đại Học. Vì cháu Huy là con của cố Trung Úy Nguyễn bá Niên thuộc Sư Đoàn 9 BB/QLVNCH đã tử trận năm 1965. Riêng con cái của cộng sản thì nhóm cô chiêu, cậu ấm chỉ có từ 12 đến 18 điểm, hoặc được đặc cách ngang nhiên, hay giành ưu đãi và ưu tiên trước nhất. Đã thế, lại còn nâng điểm bù các con viên chức cộng sản (tính theo từng nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 4 và chia ra 14 thành phần). Còn con dân ngu khu đen, con cái của các viên chức chế độ cũ (ngụy rặt) ở ngoài sổ, và lưu tâm nhất triệt lọai hẳn một cách thẳng trừng, dù đã đậu điểm cao như dẫn chứng ở phần nói trên….

        Thích

      • Thưa bác, ở VN những trường vào học phải xét lý lịch là: An ninh, Cảnh sát, Ngoại giao, Báo chí. Những trường khác bây giờ không còn xét lý lịch nữa. Cháu Huy điểm cao hơn điểm chuẩn ko có nghĩa là đậu, mà phải xem đến chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của trường đó. Ví dụ: Chỉ tiêu là tuyển 100 em, thì lấy số thí sinh có điểm cao từ trên xuống cho đến 100. Những đối tượng thuộc diện ưu tiên được cộng thêm 1 hay 2 điểm gì đó tùy loại. Nếu cả hai em cùng 18 điểm, người có điểm ưu tiên sẽ được cộng thêm thành 19 hay 20. Như vậy em có điểm ưu tiên có khả năng đậu cao hơn em kia. Các trường thuộc Top trên 1 thí sinh phải chọi đến 20, 30 thí sinh khác mới có cơ hội đậu. Trường thuộc Top dưới ít thi sinh nộp hồ sơ, thiếu chỉ tiêu người ta vẫn có thể xét vớt thêm những em dưới điểm chuẩn. Trường Đại học Y dược Thành phố HCM thi 3 môn 28 điểm vẫn bị rớt như thường.

        Riêng cháu thi đại học Luật thì đậu chớ thi đại học Y Dược 100 lần vẫn rớt đủ 100 lần. Cháu thi đậu Đại học Luật năm 1986 và ko phải là diện ưu tiên. Muốn chắc đậu phải biết tự lượng sức mình và chọn trường cho phù hợp, ko nên chọn những trường thuộc Top cao.

        Nếu nói về cấp bậc thì cấp Trung úy (lại đã chết từ năm 1965) chưa phải là to đến mức phải “dìm hàng”.

        Thời cháu đi học, ai cũng phải cố phấn đấu để được vào Đoàn thanh niên cộng sản HCM, ai ko đoàn viên ko được thi đại học. Bây giờ chuyện này bỏ từ lâu rồi Con cái thường dân ko ai thèm vào Đoàn hết, trong đòan chỉ còn con cháu cs và những thành phần cơ hội chính trị thôi.

        Thích

  3. Xin chào chị Tạ Phong Tần, trước hết em xin chúc mừng chị đã thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ độc tài cộng sản, chúc chị luôn khoẻ mạnh để góp sức với công cuộc đòi quyền làm chủ của nhân dân trong nước. Là người mới tham gia tìm hiểu phong trào đấu tranh chống độc tài nhưng qua theo dõi thì thấy chính quyền cộng sản ngày càng công khai chứng tỏ bản chất dã man của mình trước đòi hỏi của nhân dân với nhiều thủ đoạn vô cùng tàn nhẫn, trong khi những người tham gia phong trào thì thiếu kinh nghiệm hợp tác với nhau để tạo ra thế mạnh của tập thể, dường như mọi người đều không tin tưởng vào thành công của chính tổ chức hay hội nhóm của mình, hoạt động đơn lẻ và còn nhiều tuỳ hứng. Qua sự việc của chị bị chế độ độc tài bức bách trong suốt thời gian qua, ít nhiều chị cũng nắm chắc quy luật hoạt động của cộng sản trong đấu tranh phòng ngừa và triệt phá các phong trào nổi dậy thì chị có những kinh nghiệm quý báu gì để chia sẻ với bà con để bà con có thêm niềm tin và động lực hoạt động nhiều hơn nữa, hạn chế tối đa các rủi ro cho bản thân trước sức ép ngày càng gia tăng của nhà cầm quyền này.
    Em xin thay mặt những người cùng ý chí và nguyện vọng của mình cảm ơn chị trước.

    Thích

  4. người sợ chết uông thuốc bổ nhiều làm thể trạng mất cân đối chết sớm.kẻ mắm chính quyền sợ lung lay đưa con cháu vào cho chắc .nhưng loại dốt nát đưa vào càng làm chóng sụp

    Thích

  5. Cô Tạ Phong Tần (TPT) mến,
    Tôi cần nói thêm để cô nắm rõ . Cháu Nguyễn mạnh Huy thi vào Đại Học Kỹ Thuật năm 1981 sau khi tôi ra khỏi tù cải tạo điểm cháu Huy: Toán 10 điểm, Lý:8,50 điểm và Hóa; 8 điểm). Chínhông Nam Thi (gốc công an) viết trên tờ Tuần Tin Thanh Niên (thời Huỳnh tấn Mẫm chủ nhiệm ) về vụ cháu Nguyễn mạnh Huy . Nghe đâu (not sure) cháu Huy được gọi vô đại học hay học đại gì đó . Hàng chức Nguyên (không nắm rõ danh tánh) đã viết trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật (xem ghi chú trong bài thơ) một câu bất hủ: “dốt chuyên tu, ngu ta.i chức” và cả Huỳnh ngọc Chênh (Đà Nẳng) cũng trên báo T/Trẻ với tựa na ná “Những Điều Nghịch Lý trên đất nước tôi”. Nếu cháu Huy thi vô ngành Ngoại Giao, tất cả ngành liên quan An Ninh thì không nói chi . Đàng này kỹ thuật mới đáng nói cô ạ ! Ngoài ra về Y Khoa bắt buộc người học hay sinh viên phải có tài năng thật sự đểhọc hành hầu cứu nhân độ thế .
    Nhưng đối với cộng sản chủ trương triệt để: “cần HỒNG, không cần CHUYÊN” nên bác sĩ việt cộng (sau năm 75) ra hàng loạt từ hệ chuyên tu ở lớp 9 mà thôi . Đồng bào các Tỉnh, nông thôn khi lên thành phố Sài-Gòn trị bịnh và bảo tôi tìm bác sĩ chế độ cũ tôi chạy xe ôm nên nắm một số bác sĩ chế độ cũ từng là Trưởng Ty Y Tế, hoặc Trưởng Khoa Tổng Y Viện Cộng Hòa đã quen biết hoặc đã ở chung trại cải tạo .
    Riêng cô nói hiện nay thi vào đại học không còn vấn đề lý lịch . Cô nói thế chỉ đúng ở bề ngoài để né tránh “nặng lý lịch” hầu gạt dân lành, chất phác mà thôi . Chính các cháu là con của bạn tôi, hay thân nhân ở Sài-Gòn đã tốt ngiệp Đại Học hạng khá đều không chen chân vô được chỗ nào cả . Điều này chứng tỏ vẫn còn nặng lý lịch, kế tiếp là nhất thân nhì thế và cuối cùng là diệu kế “đầu tiên =>tiền đâu ?”
    Để kết luận vấn đề này, tôi mượn hai câu thơ ở phần kết: “Số phận dân đen là thế đấy,
    Đành cam tối mịt ở tương lai !!!…”. Mong cô tiếp sức giúp đồng bào dân đen, dân oan của chúng ta . Thay mặt đồng bào dân đen, dân oan chân thành cám ơn cô nhiều, nhiều lắm; và thân chúc cô luôn luôn dồi dào sức khỏe hầu thực hiện lý tưởng cao đẹp : “vì đồng bào, vì dân tộc quyết tranh đấu tới cùng”.
    Thân mến,
    MAI HUỲNH

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.